Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp kinh doanh nội địa có giá

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp kinh doanh nội địa có giá

Ban Mai

(TBKTSG) – Giáo dục dẫn đầu danh mục hấp dẫn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam, vận chuyển kho vận là lĩnh vực kém thu hút nhất. Đó là kết quả khảo sát của Công ty Grant Thornton trong báo cáo “Đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam. Quan điểm và triển vọng đầu tư trong quí 2-2011”.

Cuộc khảo sát được tiến hành trong tháng 4-2011, và được công bố vào cuối tháng 5 vừa qua. Đối tượng khảo sát là các công ty đầu tư và công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, công ty tư vấn, công ty luật, các nhà đầu tư định chế và các nhà đầu tư cá nhân. Kết quả đáng chú ý của cuộc khảo sát lần này là những ngành nghề kinh doanh ở thị trường nội địa như giáo dục, y tế, dược phẩm, bán lẻ được xếp hạng cao hơn những ngành kinh doanh phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.

Trong cuộc khảo sát lần trước, hai lĩnh vực được nhà đầu tư quan tâm là xăng dầu và khí đốt. Tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp là lĩnh vực kém thu hút nhất. Tuy nhiên, trong quí 2-2011, 57% người tham gia khảo sát đã có những phản hồi rất tích cực trong các lĩnh vực này, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Có đến 40% nhà đầu tư chọn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong năm nay.

Theo ông Ken Atkinson, Giám đốc điều hành Grant Thornton, ở cuộc khảo sát lần này, những doanh nghiệp tư nhân có ngành nghề kinh doanh ở thị trường nội địa thu hút nhiều nhà đầu tư nhất. Trong khi đó, bất động sản cách đây không lâu là trọng tâm của các nhà đầu tư nay bị xem là kém hấp dẫn nhất.

Các nhà đầu tư dự định nắm giữ khoản đầu tư vào các công ty Việt Nam ngắn hơn so với sáu tháng trước (ở cuộc khảo sát lần trước). Tỷ lệ nhà đầu tư dự định nắm giữ các khoản đầu tư trên năm năm giảm xuống dưới 20%. Nhiều nhà đầu tư cho rằng khó có thể đạt được lợi nhuận nhanh chóng khi đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong bối cảnh này. Họ cần nhiều thời gian hơn để tạo lập giá trị sau khi đầu tư. 54% đối tượng khảo sát dự định nắm giữ khoản đầu tư trong vòng 2-4 năm. Chỉ có 18% nhà đầu tư nắm giữ khoản đầu tư tại Việt Nam trên năm năm. 42% nhà đầu tư cho rằng, thời gian hoàn tất giao dịch sẽ không thay đổi so với năm trước, 29% cho rằng thời gian giao dịch sẽ dài hơn và 29% cho rằng thời gian giao dịch sẽ được rút ngắn.

Phân tích về vấn đề này, bà Trịnh Thị Tuyết Anh, Trưởng phòng Kiểm toán Grant Thornton Việt Nam, cho rằng thời gian nắm giữ một khoản đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các công ty quản lý quỹ luôn tìm cơ hội thoái vốn bất cứ lúc nào, nếu họ đàm phán được giá tốt.

Vẫn có nhiều trở ngại trong việc thu hút đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam. 79% người tham gia cuộc khảo sát cho rằng nạn tham nhũng vẫn là trở ngại lớn nhất. Những bức xúc liên quan đến thủ tục, quy trình đầu tư và hệ thống pháp lý vẫn là những trở ngại lớn cho các nhà đầu tư. 75% số người được hỏi vẫn lo ngại về vấn đề này. Ở góc độ doanh nghiệp, 17% chọn yếu tố kinh doanh minh bạch (tỷ lệ cao nhất) trong chín yếu tố quan trọng nhất cần được xem xét khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Quan điểm tích cực của nhà đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam đã có phần suy giảm so với lần khảo sát trước. Tuy nhiên, vẫn có 53% ý kiến phản hồi tích cực về nền kinh tế Việt Nam so với lần khảo sát trước.

Mặc dù phần lớn ý kiến đánh giá tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới, nhưng vẫn có sự sụt giảm về mức độ tự tin của các nhà đầu tư so với lần khảo sát trước là 81%. Điều đáng quan tâm là quan điểm tiêu cực về nền kinh tế trong 12 tháng tiếp theo đã tăng lên 21% so với 4% trong cuộc khảo sát trước đây. Điều này cho thấy niềm tin của các đối tượng được khảo sát đã suy giảm.

Xu hướng bi quan này còn được thể hiện rõ qua số phần trăm người được khảo sát có quan điểm trung lập, số người này giảm từ 31% xuống còn 26% ở cuộc khảo sát lần này. Dù cho quan điểm chung là tích cực, nhưng doanh nghiệp phải tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhất là những công ty chưa thể phục hồi sau khủng hoảng. Những số liệu gần đây cho thấy mức lạm phát tăng nhanh và sự mất giá của tiền đồng là lý do khiến các nhà đầu tư ít tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam. n

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới