Thứ Hai, 2/10/2023, 07:45
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Doanh nghiệp lên tiếng về cánh đồng mẫu lớn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp lên tiếng về cánh đồng mẫu lớn

Ngọc Hùng

Doanh nghiệp lên tiếng về cánh đồng mẫu lớn
Ông Huỳnh Văn Thòn. Ảnh:www.agpps.com.vn

(TBKTSG Online) – Hiện nhiều tỉnh thành đang áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn và xem đó là một cách tăng thu nhập cho người trồng lúa, song theo một số người thì mô hình này đang làm lợi cho doanh nghiệp còn người nông dân tham gia không có lợi.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã phỏng vấn ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, một công ty tham gia phát triển cánh đồng mẫu lớn ở ĐBSCL xung quanh những vấn đề liên quan đến cánh đồng mẫu lớn.

>>> Nông dân nghĩ gì về cánh đồng mẫu lớn?

>>> Xem thêm về cánh đồng mẫu lớn tại đây

>>>Những thất bại từ Cánh đồng mẫu lớn

TBKTSG Online: Theo ý kiến của nhiều người trong cuộc, thực chất cánh đồng mẫu lớn là nơi để các công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật bán thuốc để tăng lợi nhuận chứ không lo đầu ra cho người dân. Ông có nhận xét gì về vấn đề này?

– Ông Huỳnh Văn Thòn: Tôi thấy nhiều người khi nhận xét về cánh đồng mẫu lớn chỉ đề cập đến hiện tượng mà quên bản chất của vấn đề. Có người cho rằng những nông dân tham gia vào cánh đồng mẫu lớn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật nhưng lại quên rằng, vào thời điểm đó đang xảy ra dịch nên cán bộ kỹ thuật của công ty khuyến cáo người dân dùng thuốc nhiều hơn để giảm dịch.

Theo tôi, để có cái nhìn toàn diện về vấn đề này thì phải có những so sánh tổng thể một vụ sản xuất ở những nơi thực hiện cánh đồng mẫu lớn với những nơi chưa áp dụng hoặc với năm thực hiện cánh đồng mẫu lớn với năm trước khi chưa thực hiện để xem chi phí, giá thành như thế nào.

Vậy những hộ dân tham gia vào cánh đồng mẫu lớn của Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang chi phí giá thành như thế nào?

– Những hộ dân sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn của công ty thường có giá thành thấp hơn khoảng 3-5 triệu đồng/héc ta nếu so sánh với một héc ta sản xuất bình thường. Chúng tôi có những ghi chép về vấn đề này và sẵn sàng cung cấp nếu người dân muốn xem số liệu để có cái nhìn tổng thể.

Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang bắt đầu mô hình cánh đồng mẫu lớn từ vụ đông xuân 2010 tại An Giang.

Hiện công ty có 2.683 điểm mô hình, trong đó có 43 mô hình điểm với diện tích từ 40-500 héc ta, còn lại là những mô hình có diện tích từ 2-10 héc ta.

Tổng diện tích cánh đồng mẫu lớn là 2.200 héc ta. Dự kiến, trong thời gian tới, công ty tiếp tục mở rộng mô hình này.

Khi tham gia vào cánh đồng mẫu lớn, người dân thường nghĩ là họ sẽ bán lúa với giá cao hơn thị trường nhưng trong thực tế giá lúa bằng với giá thị trường nên khiến người dân thất vọng. Ông có nhận xét gì?

– Hiện cánh đồng mẫu lớn thường có chi phí sản xuất thấp hơn 3-5 triệu đồng/héc ta nên chúng tôi mua lúa bằng với giá thị trường thì người dân đã có lợi rồi.

Việc chúng tôi đầu tư vào mô hình cánh đồng mẫu lớn là để sản xuất gạo đạt chất lượng cao cho những thị trường đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe như thị trường Nhật Bản.

Để xuất khẩu vào Nhật, gạo Việt Nam phải đáp ứng 519 chỉ tiêu khác nhau. Ngày 6-11, sẽ có 306 tấn gạo đầu tiên của công ty xuất sang Nhật. Giá bán một tấn gạo cao hơn mức giá bình quân Việt Nam bán khoảng 15%. Giá trị tăng lên này là do doanh nghiệp và nông dân cùng làm để xây dựng thương hiệu cho mỗi ký gạo sản xuất ra. Dĩ nhiên, giá trị thu về cả hai cùng hưởng lợi theo những cách khác nhau như đã nói ở trên.

Còn nếu cánh đồng mẫu lớn không mang lại lợi ích cho nông dân thì trước sau gì người dân sẽ không muốn tham gia. Người dân được hưởng lợi khi tham gia cánh đồng mẫu lớn là được ứng tiền trước để mua vật tư nông nghiệp, được kỹ sư đến từng nhà hướng dẫn kỹ thuật và được miễn phí tiền vận chuyển, ký gửi lúa ở kho của công ty không mất tiền.

Xin cảm ơn ông!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới