Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp lữ hành không phải tăng tiền ký quỹ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp lữ hành không phải tăng tiền ký quỹ

Đào Loan

(TBKTSG Online) – Luật Du lịch 2017 có hiệu lực từ 1-1-2018 buộc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải ký quỹ 100 triệu đồng thay vì không ký quỹ như trước. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh cả ba mảng gồm nội địa, inbound và outbound thì số tiền ký quỹ vẫn là 500 triệu đồng, không phải đóng thêm.

Doanh nghiệp lữ hành không phải tăng tiền ký quỹ
Du khách nước ngoài đến du lịch Việt Nam bằng tàu biển. Ảnh: Đào Loan

Theo ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành thuộc Tổng cục Du lịch, Luật Du lịch 2017 quy định rõ kinh doanh mảng du lịch nội địa phải ký quỹ 100 triệu đồng, kinh doanh dịch vụ lữ hành với khách quốc tế đến Việt Nam (inbound) là 250 triệu đồng và kinh doanh dịch vụ lữ hành với du khách ra nước ngoài (outbound) là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ lữ hành quốc tế thường là được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ lữ hành nội địa rồi, do đó, doanh nghiệp kinh doanh outbound hoặc inbound sẽ không phải đóng thêm tiền ký quỹ nếu làm thêm mảng nội địa. Hay nói cách khác, doanh nghiệp đóng tiền ký quỹ 500 triệu đồng thì sẽ được làm cả ba mảng dịch vụ nói trên.

"Dĩ nhiên, ngoài tiền ký quỹ, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của luật nhưng chắc chắn rằng luật mới không buộc doanh nghiệp phải tăng tiền ký quỹ", ông Phương nói tại buổi phổ biến Luật Du lịch 2017 cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp từ Đà Nẵng đến các tỉnh, thành phía Nam hôm 12-1.

Hiện nay, cả nước có khoảng 1.800 công ty du lịch có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Trong đó, có 80% là công ty kinh doanh cả ba mảng gồm nội địa, outbound và inbound.

Cũng liên quan đến hoạt động kinh doanh lữ hành, Tổng cục Du lịch cho biết những doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trước khi Luật Du lịch 2017 có hiệu lực thi hành không phải làm thủ tục đổi giấy phép nhưng trong vòng 12 tháng, phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của luật.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch giải thích, trước đây, để được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành, người điều hành doanh nghiệp chỉ cần có ba năm kinh nghiệm nhưng nay phải có thêm bằng cấp về điều hành lữ hành và doanh nghiệp có 12 tháng để bổ sung hồ sơ. Cơ quan quản lý cũng chưa phạt hoặc dừng hoạt động những công ty lữ hành nội địa chưa xin phép mà cho doanh nghiệp 12 tháng để hoàn tất thủ tục.

"Chủ trương của chúng tôi là tạo sự thuận lợi tối đa cho hoạt động du lịch. Thế nên, ngoài những quy định chuyển tiếp cho lữ hành thì hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ trước ngày luật có hiệu lực vẫn được tiếp tục hành nghề cho đến khi thẻ hết hạn. Các cơ sở lưu trú cũng được tiếp tục sử dụng hạng đã công nhận cho đến hết thời hạn theo quyết định cũ", bà nói.

Năm 2017, ngành du lịch thu hút 12,9 triệu lượt khách quốc tế và 73,2 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch lên đến 510.900 tỉ đồng, tương đương 23 tỉ đô la Mỹ.

Mời đọc thêm:

DN tài trợ 2 triệu đô cho TPHCM xây dựng chiến lược du lịch

Người Việt nườm nượp ra nước ngoài đón tết

Làm du lịch nội địa phải ký quỹ 100 triệu đồng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới