Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp nội địa ít hưởng phần từ phục hồi kinh tế

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp nội địa ít hưởng phần từ phục hồi kinh tế

Tư Hoàng

Doanh nghiệp nội địa ít hưởng phần từ phục hồi kinh tế
Xuất khẩu nông sản đang gặp khó khăn trong Quý I, theo Bộ KHĐT. Ảnh TL.

(TBKTSG Online) – Xu hướng kinh tế phục hồi ngày càng rõ nét song chưa mang lại nhiều thay đổi cho khu vực doanh nghiệp trong nước vốn vẫn đang trong cảnh suy kiệt, theo tinh thần của hội nghị giao ban kinh tế quí 1 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 25-3.

Kinh tế phục hồi đậm nét

Báo cáo sơ bộ của Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân cho biết, sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo và sản xuất hàng xuất khẩu.

Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 3-2015 tăng 25,8% so với tháng 2 và tăng 9,1% so với cùng kỳ, IIP quí 1 ước tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2014, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước (quí 1/2014 chỉ tăng 5,2% và quí 1/2013 tăng 5%).

Điều đáng mừng là chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo có tiến bộ nhất định, tại thời điểm 1/3/2015 so với 1/2/2015 là 6,9% (cùng thời điểm năm 2014 là 10,9%).

Trong quí 1/2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,97% so với cùng kỳ năm 2014 (cùng kỳ tăng 5,1%).

Kim ngạch xuất khẩu quí 1 ước đạt gần 35,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó xuất khẩu của doanh nghiệp FDI không kể dầu thô ước đạt 24,02 tỉ đô la Mỹ, tăng 16,2% và chiếm 67,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, còn kể cả dầu thô ước đạt 25,08 tỉ đô la Mỹ, tăng 12,9% . Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 10,6 tỉ đô la Mỹ, giảm 5,1%.

Bên cạnh đó, xu hướng kinh tế phục hồi cũng thể hiện rất rõ ràng ở hai đầu tàu kinh tế của các nước là TP.HCM và Hà Nội.

Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM bà Nguyễn Thị Thu Hoa cho biết, tăng trưởng của thành phố trong quí 1 là 8%, cao hơn so với mức tăng từ 7,4-7,7% cùng kỳ của các năm 2012-1014.

Trong khi đó, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Ông Trần Ngọc Nam cho biết thêm, tăng trưởng của Thủ đô trong quí 1 năm nay đạt 7,6%, cao hơn so với 6,6% của quí 1 năm 2014. “Các ngành cơ bản là tăng trưởng tốt, đặc biệt là xây dựng”, ông nói.

Báo cáo của hai thành phố này cũng thể hiện những con số tích cực về thu ngân sách, tổng vốn đầu tư, doanh nghiệp thành lập mới.

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Thu nói: “Số liệu tổng hợp ban đầu và báo cáo của các bộ ngành, địa phương cho thấy kinh tế vẫn trên đà phát triển tốt và có rất nhiều dấu hiệu tốt hơn cùng kỳ 2014”.

Ông nói thêm, đặc biệt là công nghiệp đã có tốc độ tăng trưởng tốt, nhất là công nghiệp chế biến. Nông nghiệp dù có khó khăn vì bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở miền Trung nhưng vẫn duy trì được đà phát triển.

Thứ trưởng giải thích thêm: “Đà phát triển còn thể hiện rõ ở những chỉ số phản chiếu tình hình sản xuất như chỉ số tiêu thụ điện tăng cao. Bên cạnh đó, thu ngân sách từ nội địa tăng cao nhờ sản xuất, kinh doanh có nhiều cải thiện…. Với đà này hoàn toàn có khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm nay 6,2% và có thể còn vượt nếu cố gắng hơn”.

Đại diện của Tổng cục Thống kê bổ sung thêm, các số liệu thống kê cho thấy đà tăng trưởng liên tục từ 2012 đến giờ, dù tăng trưởng quí 1 hàng năm có thể giảm chút xíu do tết. Bên cạnh đó, tín hiệu trên các thị trường cho thấy sự phát triển tương đối ổn định.

Doanh nghiệp trong nước ngày càng đáng lo

Một nữ dại diện Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét, doanh nghiệp FDI hiện nay đã chiếm tới gần 70% giá trị xuất khẩu, khu vực doanh nghiệp trong nước chiếm chưa tới 30% còn lại. Tham gia xuất khẩu chủ yếu là doanh nghiệp trong nước quy mô vừa. Điều này cho thấy doanh nghiệp trong nước rất khó khăn, không tiếp cận được thị trường xuất khẩu.

Trong khi đó, khi các hiệp định FTA, TPP dự kiến được ký kết và có hiệu lực, thì vẫn có tới 80% doanh nghiệp trong nước chưa chuẩn bị cho hội nhập.

“Đây là điều lo ngại vô cùng. Tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm đến 97%, và tình hình sức khỏe nói chung của họ là yếu, nên dẫn đến hệ lụy là không tiếp cận được thị trường xuất khẩu. Như vậy, chỉ ngay hội nhập với Asean là chúng ta đã chết rồi”, bà nói.

Vị này nhận xét thêm, dù các bộ, ngành vẫn đang ráo riết thúc giục cổ phần hóa DNNN trong năm nay, song  về cơ bản Nhà nước vẫn nắm cổ phần rất cao, bên ngoài chỉ nắm một phần ít.

Thứ trưởng Thu cũng tỏ ra lo ngại: “Tình hình doanh nghiệp trong nước vẫn khó khăn, tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài, phần của doanh nghiệp trong nước thậm chí còn giảm”.

“Tóm lại là doanh nghiệp FDI vẫn tăng trưởng cao, doanh nghiệp trong nước vẫn khó khăn”, ông nói.

Ông cho biết, các cơ quan nhà nước đang xem xét hai chương trình lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp là tuyên truyền về hội nhập, và triển khai tích cực hơn hơn quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ trưởng nhận xét, đang có hiện tượng nhập khẩu tăng cao, nhập siêu trở lại. Mới hết quí 1 đã nhập siêu suýt soát mức 5% Chính phủ cho phép của cả năm. Tuy nhiên, ông cho rằng, tới 88% giá trị nhập khẩu là nhập nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất là điều đáng mừng.

Nhập khẩu xe hơi quí 1 tăng hơn 100% năm ngoái cũng gây sức ép lên tỷ giá, ông nói.

Giải ngân ODA đã tăng tốc hơn, nhưng vẫn thấp, còn đến 19 tỉ đô la Mỹ vay rồi mà chưa giải ngân được do thiếu vốn đối ứng, theo Thứ trưởng.

Xem thêm:

Doanh nghiệp tư nhân bị đối xử như "công dân hạng ba"

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới