Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp phía Nam “đặt hàng” các tân đại sứ, tổng lãnh sự

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp phía Nam “đặt hàng” các tân đại sứ, tổng lãnh sự

Kinh Luân

Đại sứ Việt Nam tại Ukraina kiêm nhiệm Moldova Hồ Đắc Minh Nguyệt (trái) trò chuyện cùng các doanh nghiệp trong giờ giải lao. Ảnh: Kinh Luân

(TBKTSG Online) – Hai mươi mốt cán bộ ngoại giao vừa được bổ nhiệm làm đại sứ, tổng lãnh sự tại 45 quốc gia trên khắp thế giới, đã có một buổi làm việc với chính quyền và doanh nghiệp của 18 tỉnh thành phía Nam, nhằm tìm ra những biện pháp giúp doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu và hợp tác với các nước.

Sở Ngoại vụ TPHCM – đơn vị tổ chức buổi làm việc này – đã chia cuộc gặp gỡ ra thành 3 nhóm thảo luận tương ứng với các khu vực-thị trường mà doanh nghiệp quan tâm là châu Âu, châu Á – châu Úc và châu Mỹ – châu Phi.

Vấn đề được các doanh nghiệp nêu ra nhiều nhất vẫn là chuyện thiếu thông tin, đặc biệt đối với những thị trường mới như các nước Nam Mỹ, châu Phi, Ukraina…

Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn lưu ý các doanh nghiệp “ba điều cần nhớ” khi cần sự hỗ trợ từ các sứ quán ở nước ngoài.“Thứ nhất, khi cần quảng bá hay chào hàng thì thông tin gửi cho chúng tôi càng cụ thể càng tốt. Thứ hai, nên duy trì quan hệ thường xuyên để có được thông tin kịp thời, kể cả trường hợp cần được bảo hộ khi gặp sự cố ở nước ngoài. Và cuối cùng, mọi thông tin cần thiết như e-mail, số điện thoại, fax… của các sứ quán đều có thể tìm được trên website của Bộ Ngoại giao www.mofa.gov.vn, thậm chí tra cứu trên Google cũng được”.

Ông Toàn cũng khẳng định là các cơ quan đại diện ở nước ngoài có thể giúp doanh nghiệp trong nước quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm hay lĩnh vực hoạt động, khảo sát nhu cầu thị trường… rất tốt, thậm chí là thẩm tra độ tin cậy của một đối tác ở nước liên quan. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh là “sứ quán không thể làm thay cho doanh nghiệp được”, và đề nghị lưu ý việc chênh lệch múi giờ khi liên hệ.

Trong phần thảo luận thuộc khu vực châu Mỹ – châu Phi, Đại sứ Việt Nam tại Argentina – kiêm nhiệm Urugoay và Paragoay Nguyễn Văn Đào, cho biết: “Cách hay nhất, gọn nhất để sứ quán có thể giúp tiếp thị, tìm hiểu thị trường hay giới thiệu cơ hội bán hàng là doanh nghiệp nên gửi thông tin về sản phẩm, năng lực… qua e-mail cho chúng tôi”. Trao đổi rvới TBKTSG Online, đại sứ cho biết là đã xảy ra những trường hợp rất đáng tiếc mà nguyên nhân là do thiếu thông tin về nhau, hoặc do thông tin không chính xác vì chuyển qua nhiều nấc trung gian. Ông cũng lưu ý các doanh nghiệp đừng xem thường những thị trường nhỏ. “Có khi làm ăn ở đó lại dễ hơn vì điều kiện nhập khẩu còn dễ dàng, chẳng hạn như yêu cầu về bảo vệ môi trường”, ông nói.

Nhận định về thị trường châu Phi, Đại sứ Việt Nam tại Lybia – kiêm nhiệm Tunisia, Ghana, Djibouti và Tchad, Đào Duy Tiến, cho rằng: “Đây là thị trường dễ tính, nhưng cái khó là do các nước này nghèo và khoảng cách địa lý xa xôi nên hàng Việt Nam sang tới đó giá khá cao, khó cạnh tranh, và nếu bán được thì cũng khó thanh toán”.

Ông cho biết Việt Nam và Angola có ký một dự án hợp tác quy mô lớn, theo đó, Việt Nam sẽ đưa nông dân giỏi và máy móc, nông cụ sang giúp bạn canh tác. “Đừng nghĩ nhiều đến chuyện xuất khẩu trực tiếp nông sản qua châu Phi. Đây mới là cách làm mà qua đó ta vừa quảng bá được kỹ thuật canh tác, vừa bán máy nông nghiệp có trình độ công nghệ vừa phải, hơn nữa đó còn là một dạng xuất khẩu lao động chất lượng cao… Ở đó còn hàng triệu hec ta đất chưa được khai khẩn”, ông giải thích. Ông cũng lưu ý là khu vực Tây Phi có rất nhiều công ty lừa đảo, vì thế các doanh nghiệp nên nhờ sứ quán thẩm tra trước khi ký hợp đồng làm ăn.

Với thị trường châu Âu, ông Hồ Văn Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh Vĩnh Long, đề nghị các đại sứ hỗ trợ để đưa bưởi 5 roi vào thị trường này, vì hiện nay chỉ mới xuất được sang Ukraina. Tương tự như vậy là gốm mỹ nghệ và hàng đan lát, cá nước ngọt… cũng đang tìm cách xuất khẩu trực tiếp, không phải qua trung gian. Riêng gạo chất lượng cao, các doanh nghiệp Vĩnh Long đang nhắm vào các hệ thống siêu thị ở châu Âu, vì lâu nay xuất theo dạng bao nên giá trị không cao.  

                         DANH SÁCH CÁC TÂN ĐẠI SỨ, TỔNG LÃNH SỰ VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

    

STT

Họ và tên

Địa bàn

Điện thoại di động

E-mail

1

Trần Trọng Toàn

Hàn Quốc

0983961982

tttoantt@yahoo.com

2

Hoàng Vĩnh Thành

Úc (kiêm nhiệm các đảo quốc Vanuatu, Solomon, Micronesia, Marshall)

0912179838

thanhhoangvinh@yahoo.com

3

Đỗ Xuân Đông

Cộng hòa Séc

0983207988

dxdong52@yahoo.com.vn

4

Đoàn Ngọc Bội

Phần Lan (kiêm nhiệm Estonia)

0917708177

doanngocboi@hotmail.com

5

Huỳnh Minh Chính

Hà Lan

0913233523

chinhhm@mofa.gov.vn

6

Trương Triều Dương

Tây Ban Nha

0904028955

trieuduong@mofa.gov.vn

7

Lê Sỹ Vương

Canada

0982526888

lesyvuongha@yahoo.com

8

Nguyễn Đức Hòa

Thụy Điển

0915544608

hoaduc@mofa.gov.vn

9

Hồ Đắc Minh Nguyệt

Ukraina (kiêm nhiệm Moldova)

0904412248

nguyethdm@mofa.gov.vn

10

Nguyễn Hoằng

Ba Lan (kiêm nhiệm Litva)

0904555057

nguyenhoanggu@yahoo.com

11

Ngô Đức Thắng

Thái Lan

0904490495

thangnd@mofa.gov.vn

12

Nguyễn Vũ Tú

Phillippines (kiêm nhiệm Palau)

0907417899

tuvnhcmc@yahoo.com

13

Cao Xuân Thấn

Ma roc (kiêm nhiệm Guinee, Benin, Burkina Phaso, Gabon, Mauritania, Bờ Biển Ngà)

01262281624

caothan52@gmail.com

14

Hoàng Tuấn Thịnh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới