Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp tư nhân bị đối xử như “công dân hạng ba”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp tư nhân bị đối xử như “công dân hạng ba”

Thái Ngọc

Doanh nghiệp tư nhân bị đối xử như
Lãi suất cho vay của cách ngân hàng đang gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước, ảnh chụp tại Công ty TNHH SX-TM Hương Mi – Hami. Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG Online) – Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang bị đối xử như những "công dân hạng ba" so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nhà nước, và gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, đặc biệt là trong tiếp cận vốn.

Phát biểu tại hội thảo "Doanh nghiệp vừa và nhỏ và giải pháp đầu tư hiệu quả cho thế hệ tương lai" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm nay 30-1 tại TP.HCM, tiến sĩ Trần Vinh Dự, Tổng giám đốc TNK Capital, nhận định rằng doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang mất lợi thế ngay tại sân nhà.

Cho dù Nhà nước có nhiều chính sách và nhiều chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng theo ông Dự, những chính sách của nhà nước khá xa vời với các doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn để đi vay được thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có thể chấp và những điều kiện khác.

Hơn nữa, mức lãi suất hiện nay là quá cao so với lạm phát của nền kinh tế. Trong năm 2014 lạm phát chưa đến 2%, nhưng lãi suất doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vay của các ngân hàng nhìn chung trên 10%/năm, may mắn mới có doanh nghiệp vay được ở mức 8%. 

“Đây là mức lãi suất giết người,” ông Dự nói, và nhấn mạnh rằng nếu so với lãi suất của nhiều nước trong khu vực thì mới thấy doanh nghiệp trong nước chịu nhiều thiệt thòi. Chẳng hạn lãi suất của Malaysia là 4,9%, Trung Quốc là 6,6%, Thái Lan là 6,9%.

Tại các nước và vùng lãnh thổ có đầu tư FDI nhiều ở Việt Nam, lãi suất luôn ổn định ở mức thấp, chẳng hạn Nhật Bản là 1,5%, Đài Loan là 2,9%, Mỹ là 3,3%/năm, Hàn Quốc là 4,7%. Khi so sánh mức lãi suất này, các doanh nghiệp FDI không dại gì chọn cách vay vốn của ngân hàng Việt Nam.

Việc phải chịu lãi suất vay cao hơn các nước rõ ràng đang làm yếu đi các doanh nghiệp Việt Nam, ông Dự nói.

Sự chênh lệch về lãi suất này đã làm cho doanh nghiệp FDI có lợi thế ngay trên sân nhà của Việt Nam khi họ có sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nội địa.

Trong khi đó, các doanh nghiệp quốc doanh trong nước cũng có những lợi thế nhất định trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng so với doanh nghiệp tư nhân.

Không chỉ chịu thiệt về lãi suất cho vay, theo ông Dự các doanh nghiệp tư nhân trong nước còn chịu thiệt về sự minh bạch.

Dù theo luật pháp, các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng như nhau, nhưng thực tế không hoàn toàn được như vậy.

Doanh nghiệp nhà nước luôn có lợi thế và được nhiều ưu đãi, ít khi bị hoạnh họe. Với doanh nghiệp FDI, chính sách là minh bạch nhất, vì "loạng quạng là họ lên tiếng ngay, sẽ mất điểm trong việc thu hút đầu tư."

Đối tượng bị hoạnh họe nhiều nhất trên thực tế là doanh nghiệp tư nhân. Và họ như “công dân hạng ba,” ngay tại đất nước mình.

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 495 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 96%.

Mời xem thêm

>>> Đứa con bị hất hủi

Kinh tế tư nhân vẫn bị hắt hủi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới