Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn khó vay vốn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn khó vay vốn

Thái Hằng

Mức lãi suất cho vay hiện nay theo doanh nghiệp xuất khẩu đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh doanh nghiệp. Ảnh minh họa: Thái Hằng

(TBKTSG Online) – Phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu vẫn khó vay vốn từ các kênh tín dụng. Lãi suất vay cao, thủ tục vay phức tạp, đã ít nhiều hạn chế khả năng tiếp cận của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Liêm, Giám đốc Công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Lâm Việt ở Bình Dương cho biết dù được vay với lãi suất thuộc hàng “ưu đãi đặc biệt” ở mức 13%, so với lãi suất phổ biến ở các ngân hàng thương mại hiện nay từ 15-16%/năm, nhưng kinh doanh vẫn khó có lời.

Ông Liêm cho biết, tỷ suất lợi nhuận của xuất khẩu gỗ đang giảm sút nhiều do chi phí đầu vào tăng mạnh, từ chi phí vận chuyển đến nguyên liệu gỗ, chưa kể thiệt hại từ cắt điện diễn ra thường xuyên thời gian gần đây. “Giá bán không thể tăng lên vì cạnh tranh trong ngành đang rất gay gắt. Theo tính toán của tôi, lãi suất cho vay phải thấp hơn mức 12% thì lợi nhuận doanh nghiệp mới được cải thiện phần nào”.

Bà Phạm Thị Hải, Phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM (Hepza) cho biết, doanh nghiệp ngoài FDI có dự án nằm trong quản lý của Hepza vẫn phản ánh về việc vay vốn gặp khó. “Trong lần làm việc gần nhất, các doanh nghiệp bức xúc cho biết rất khó để tiếp cận nguồn vốn bởi thủ tục định giá phức tạp”.

Theo bà Hải, ý kiến của các doanh nghiệp chủ yếu xoay quanh vấn đề vay vốn, thủ tục về thế chấp, định giá tài sản, có trường hợp máy móc và trang thiết bị nhà xưởng của doanh nghiệp không được định giá để làm thủ tục vay vốn hoặc định giá rất thấp, chỉ khoảng 40% giá trị tài sản.

Một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gốm ở TPHCM cho biết, với tình hình vay vốn đầu tư cho sản xuất khó khăn từ đầu 2010, công ty đã phải thay đổi kế hoạch kinh doanh. Cụ thể là giảm bớt tỷ lệ sản xuất trong nước và đưa một số mặt hàng gốm sứ sản xuất số lượng lớn sang thực hiện gia công ở Trung Quốc và xuất khẩu để tận dụng chính sách ưu đãi xuất khẩu về thuế, về tín dụng… ở nước này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới