Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Dự báo lạc quan về tăng trưởng của Việt Nam trong nhiều kịch bản

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Dự báo lạc quan về tăng trưởng của Việt Nam trong nhiều kịch bản

Chánh Tài

(TBKTSG Online) – Việt Nam, Lào, Campuchia, Mông Cổ và Myanmar là một trong số ít các nước tiếp tục tăng trưởng trong bất cứ kịch bản dự báo kinh tế nào, dù vậy mức tăng trưởng sẽ thấp hơn nhiều so với năm ngoái.

Đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) trong một bản báo cáo nhan đề “Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) trong thời kỳ Covid-19” vừa công bố.

Làn sóng vỡ nợ tiêu dùng bắt đầu kích hoạt trên toàn cầu?

Phong tỏa biên giới, nông nghiệp Châu Âu 'đỏ mắt' tìm nhân công

Dự báo lạc quan về tăng trưởng của Việt Nam trong nhiều kịch bản
Trang bìa bản báo cáo “Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) trong thời thời kỳ Covid-19” của Ngân hàng Thế giới. Ảnh: WordBank.org

Trong kịch bản xấu nhất của dịch Covid-19 mà báo cáo của WB đưa ra, khu vực EAP có thể chứng kiến cú suy giảm kinh tế tồi tệ nhất trong hơn hai thập kỷ, khiến phần lớn châu Á rơi vào cơn suy thoái kéo dài. EAP bao gồm các nước Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar, Đông Timor, Philippines, Indonesia, Malayasia, Thái Lan, Singapore, Việt Nam và các quốc đảo Thái Bình Dương.

Dự báo cơ bản của WB cho rằng tăng trưởng khu vực EAP có thể chậm lại về mức 2,1% vào năm 2020, so với mức tăng trưởng 5,8% trong năm 2019. Tuy nhiên, trong kịch bản dự báo tồi tệ nhất, nền kinh tế khu vực EAP có thể về mức âm 0,5%, tạo ra nguy cơ một cuộc khủng hoảng kéo dài.

WB dự báo trong năm nay, Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh Covid-19, sẽ chứng kiến tăng trưởng suy giảm về mức 2,3%. Trong kịch bản xấu nhất, tăng trưởng của Trung Quốc gần như đứng yên, chỉ ở mức 0,1%, giảm mạnh so với mức 6,1% vào năm 2019.

Mức tăng trưởng giảm sốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ gây tác động nghiêm trọng đối với kinh tế toàn cầu. Trung Quốc là cỗ máy tăng trưởng của thế giới và điều này có nghĩa là bất kỳ sự gián đoạn nào đối với nền kinh tế của nước này sẽ tác động rõ rệt đến toàn thế giới.

Báo cáo có đoạn: “Tổn thất kinh tế nghiêm trọng dường như không thể tránh khỏi đối với tất cả các nước ở khu vực EAP và rủi ro bất ổn tài chính đặc biệt cao ở những nước có mức nợ quá lớn”.

Tất cả các nước EAP và bên ngoài khu vực này phải nhận thức rằng bên cạnh các hành động quyết liệt của mỗi nước để khống chế dịch Covid-19, đào sâu hợp tác quốc tế là liều vắc-xin hiệu quả nhất để chống lại mối đe dọa kinh tế của dịch bệnh này.

Các nỗi lo suy thoái ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương gia tăng trong những tuần gần đây khi Covid-19 tiếp tục lan mạnh ra khắp châu Á, khiến hàng loạt nước phải tiến hành các biện pháp phong tỏa đi lại khẩn cấp đồng thời buộc các cửa hàng và nhà máy trong các lĩnh vực không thiết yếu phải đóng cửa.

WB đánh giá cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 ở châu Á-Thái Bình Dương là đặc biệt nghiêm trọng vì khu vực này vừa trải qua hơn hai năm “bầm dập” do tác động kinh tế tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Theo WB, cho rằng dù trong kịch bản nào, tăng trưởng của khu vực cũng sẽ suy giảm nghiêm trọng. Indonesia, Philippines và Papua New Guinea (một quốc đảo ở tây nam Thái Bình Dương) nằm trong số các nước chịu tác động nặng nề nhất với mức tăng trưởng rơi về vùng âm trong kịch bản dự báo tồi tệ nhất.

Trong khi đó, Việt Nam, Lào, Campuchia, Mông Cổ và Myanmar là một trong số ít các nước tiếp tục tăng trưởng trong bất cứ kịch bản dự báo nào, dù vậy, mức tăng trưởng sẽ thấp hơn nhiều so với năm ngoái.

Ở nhiều nước ở khu vực EAP có nền kinh tế yếu hoặc đang phát triển, cú sốc dịch Covid-19 có thể khiến hàng triệu người bị mắc kẹt trong diện nghèo đói.

Trong kịch bản dự báo xấu nhất, số người nằm trong diện nghèo đói ở khu vực EAP tăng thêm 11 triệu người trong năm. Dự báo ảm đạm này trái ngược hoàn toàn với dự báo của WB trước khi dịch Covid-19 xảy ra với nhận định sẽ có gần 35 triệu người ở khu vực EAP thoát cảnh nghèo đói trong năm 2020, trong đó riêng Trung Quốc có hơn 25 triệu người.

Tốc độ hồi phục kinh tế ở khu vực EAP sẽ phụ thuộc vào đại dịch Covid-19 sẽ được khống chế nhanh ở mức nào. Singapore và Hàn Quốc là các hình mẫu về nỗ lực khống chế hiệu quả đà lây lan của dịch bệnh nhưng không gây tổn thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế nhờ tích cực xét nghiệm trên diện rộng, truy những người tiếp xúc với ca nhiễm và cách ly.

Báo cáo nhấn mạnh rằng tất cả các nước EAP và bên ngoài khu vực này phải nhận thức rằng bên cạnh các hành động quyết liệt của mỗi nước để khống chế dịch Covid-19, đào sâu hợp tác quốc tế là liều vắc-xin hiệu quả nhất để chống lại mối đe dọa kinh tế của dịch bệnh này.

Trong một nỗ lực giảm nhẹ cú sốc kinh tế do dịch Covid-19, WB cam kết cung cấp 14 tỉ đô la để hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển đồng thời triển khai đến 160 tỉ đô la trong 15 tháng tới để bảo vệ người nghèo và những tầng lớp dễ tổn thương, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo các điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng, giúp rút ngắn thời gian hồi phục kinh tế.

Theo CNN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới