Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Dự báo tăng trưởng GDP dưới 3%, động lực nào để tăng lên 7-8% cho năm tới?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Dự báo tăng trưởng GDP dưới 3%, động lực nào để tăng lên 7-8% cho năm tới?

Trang Nguyễn

(TBKTSG Online) – Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo suy thoái của kinh tế thế giới khi mức tăng trưởng GDP được nhiều tổ chức dự báo sẽ dưới 3% trong năm 2020. Vậy, yếu tố nào sẽ giúp tăng trưởng của Việt Nam bật lên trên 7%, thậm chí 8% trong năm tiếp theo hậu Covid-19?

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới được công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc ba điểm phần trăm vào năm 2020, tệ hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo kịch bản cơ bản, giả định rằng đại dịch sẽ được khống chế vào nửa cuối năm 2020, nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng 5,8% vào năm 2021, khi hoạt động kinh tế bình thường hóa, được hẫu thuận bởi các chính sách hỗ trợ.

 

Dự báo tăng trưởng GDP dưới 3%, động lực nào để tăng lên 7-8% cho năm tới?
Kinh tế Việt Nam dự báo sẽ có bước chuyển mình thần tốc trong năm 2021. Ảnh minh hoạ: HSBC

Các nước ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) được IMF dự đoán sẽ tăng trưởng trung bình 7,8% trong năm tới. Trong đó, Việt Nam tăng trưởng 7%, Indonesia 8,2%, Malaysia 9%, Thái Lan 6,1% và Philippines 7,6%.

Nhưng trước khi phục hồi với dự báo tăng trưởng trên 7% như vậy, Việt Nam sẽ đối mặt với hiện thực khốc liệt trong năm 2020 với dự báo tăng trưởng GDP chỉ 2,7%, lạm phát 3,2% và tài khoản vãng lai chỉ bằng 0,7% của GDP (so với 4% của năm 2019).

Theo IMF, sự phục hồi của các nền kinh tế , bao gồm Việt Nam, vào năm 2021 phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khống chế hoàn toàn đại dịch trong nửa cuối năm 2020, cho phép các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh có thể giảm bớt, đồng thời khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư.

“Các chính sách kinh tế quan trọng được ban hành trên toàn thế giới, tập trung vào việc đáp ứng các yêu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trong khi hạn chế sự phát triển hoạt động kinh tế và hệ thống tài chính. Khả năng phục hồi dự kiến giả định rằng các hành động chính sách này rất hiệu quả trong việc ngăn chặn các vụ phá sản của nhiều doanh nghiệp trên diện rộng, mất việc làm kéo dài và các căng thẳng tài chính trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP trong năm 2021 ở cả thị trường phát triển và mới nổi cùng các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ vẫn ở dưới mức cơ sở trước khi đại dịch xảy ra”, IMF viết trong báo cáo.

Trong khi đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cũng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 3,3% vào năm 2020, từ mức 7,0% vào năm 2019, một mức tăng trưởng năm thấp nhất kể từ giữa những năm1980. Tăng trưởng trong quí 1 giảm xuống 3,8%, từ khoảng 7,0% trong quí 4, 2018.

Fitch dự báo năm 2020 sẽ có nhiều yếu tố rủi ro không chắc chắn đối với Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Du lịch và xuất khẩu là hai lĩnh vực dễ bị tổn thương bởi hoạt động yếu hơn. Du lịch chiếm khoảng 10% GDP của Việt Nam, nhưng đóng góp của ngành này vào GDP thực tế còn cao hơn thông qua các tác động lan truyền gián tiếp. Lượng khách du lịch trong tháng 3 giảm khoảng 68% so với cùng kỳ.

Nhu cầu xuất khẩu yếu sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất. Vốn đầu tư thực hiện trong quí 1 đã giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái

Tài khoản vãng lai sẽ chuyển sang thâm hụt trong năm 2020, từ mức thặng dư khoảng 3,0% vào năm 2019, khi xuất khẩu, du lịch và kiều hối đều giảm.

“Tuy nhiên, tài khoản vãng lai này sẽ trở lại thặng dư vào năm 2021 khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi”, Fitch đưa ra nhận định đối với Việt Nam.

“Chúng tôi hy vọng động lực kinh tế sẽ phục hồi vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% khi nhu cầu thế giới và trong nước dần hồi phục theo xu hướng chung của toàn cầu và khu vực. Xuất khẩu và du lịch có khả năng phục hồi nhanh chóng và vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất sẽ tăng nhanh, qua đó hỗ trợ triển vọng tăng trưởng mạnh trong trung hạn”, Fitch nhấn mạnh.

Còn theo VinaCapital, cấu phần xuất khẩu của Việt Nam bao gồm khoảng 60% sản phẩm có giá trị thấp như hàng may mặc và đồ nội thất giá rẻ được bán tại các chuỗi siêu thị bình dân như WalMart ở Mỹ và Carrefour ở Pháp, và khoảng 40% xuất khẩu là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, bao gồm cả điện thoại thông minh (gần chiếm gần 20% xuất khẩu), máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác.

Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020. Ảnh: VinaCapital

VinaCapital vì vậy đưa ra nhận định các sản phẩm xuất khẩu có giá trị thấp mà Việt Nam sản xuất sẽ có tăng trưởng tốt trong hai năm tới do nhu cầu đối với các sản phẩm này tăng lên ở các thị trường phát triển, lặp lại kịch bản xảy ra tại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 khi người dân thắt chặt chi tiêu.

“Ngoài ra, các công ty đa quốc gia sản xuất các sản phẩm này (hoặc lấy nguồn từ các quốc gia như Trung Quốc hoặc Việt Nam) sẽ chịu áp lực rất lớn để cắt giảm chi phí trong hai năm tới. Điều này sẽ thúc đẩy các hãng này chuyển sản xuất sang các nước có chi phí thấp như Việt Nam”, VinaCapital nhận xét.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới