Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đủ kiểu “xù” giao cà phê xuất khẩu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đủ kiểu “xù” giao cà phê xuất khẩu

N.Hùng – T.Hằng

Đủ kiểu “xù” giao cà phê xuất khẩu
Công nhân tưới nước cho cây cà phê. Theo Vicofa, niên vụ 2011-2012 sẽ không thể bắt đầu sớm hơn niên vụ trước.Ảnh: Phạm Thái

(TBKTSG Online) – Chỉ ít lâu trước khi Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) họp và công bố thông tin mua tạm trữ 300.000 tấn cà phê vào giữa tháng 9 này thì thị trường lại xôn xao với tin các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam “xù” giao hàng hàng chục ngàn tấn cà phê trong niên vụ cà phê 2010-2011.

>>“Xù” giao cà phê khiến thị trường trầm lắng

Đủ lý do để “xù”

Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì rất khó kiểm chứng được con số khi thì 70.000 tấn, khi thì 100.000 tấn cà phê bị “xù”, không giao hàng như một số báo nước ngoài đã cung cấp nhưng ông cũng công nhận về thực trạng này đã xảy ra nhiều trên thị trường vừa qua do doanh nghiệp trong nước đã bán khống quá nhiều trong bối cảnh tài chính không đảm bảo.

“Niên vụ vừa qua trên thị trường tôi được biết có rất nhiều đơn vị kinh doanh cà phê bị phá sản, nhiều đơn vị mất khả năng chi trả”, ông nói.

Ông Đoàn Triệu Nhạn, một chuyên gia lâu năm trong ngành cà phê thì có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “xù” giao hàng đã nói ở trên. Đó là do lãi suất ngân hàng tăng cao nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không tiếp cận được nguồn vốn, không mua được đủ hàng để giao. Ngoài ra thời gian qua giá cá phê trên thị trường liên tục tăng không phải do yếu tố cung – cầu mà bị chi phối bởi các nhà đầu cơ trên thị trường giao dịch hàng hóa London, New York. Vì lẽ đó, một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam chấp nhận xù và đưa ra trong tài thương mại để bị phạt còn hơn là để doanh nghiệp phá sản.

Bên cạnh đó, hiện trên thi trường giao dịch cà phê có hai cách thức đó là giao ngay và giao xa. Trong đó, giao xa được hiểu là doanh nghiệp ký hợp đồng ở thời điểm hiện tại và giao hàng cho bên mua sau một thời gian nhất định một tháng, 3 tháng hay 5 tháng. Chính các doanh nghiệp chọn cách thức giao xa này nhưng không theo sát được giá cà phê trên thị trường, khi giá cá phê biến động trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nếu chấp nhận mua hàng để giao theo đúng hợp đồng thì nguy cơ phá sản rất cao. Hiệp hội cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa) cũng từng cảnh báo nhiều hội viên về hợp đồng giao xa mang rất nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều tranh luận xung quanh cảnh báo hạn chế bán giao xa, bán theo phương thức chốt giá trừ lùi của Vicofa.

Theo ông Nam, khi doanh nghiệp Việt Nam giao hàng chậm, doanh nghiệp nước ngoài giữ hàng lại không thanh toán ngay mà phải chờ giao tiếp thì mới thanh toán, dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam cũng không dám giao tiếp sợ bị mất mát, rồi sau đó lại kiện nhau ra tòa.

“Hiện nay cũng có nhiều công ty cà phê nước ngoài đóng tại Việt Nam đang tham gia xuất khẩu cà phê, trong bối cảnh giá biến động mạnh trong năm vừa rồi tôi nghĩ có thể họ cũng “xù” hợp đồng với đối tác chứ không hẳn là hoàn toàn doanh nghiệp trong nước”, ông Nam nói thêm.

Và nhiều hệ lụy

Trong khi ông Nam cho rằng chuyện “xù” hợp đồng cà phê không phải là chuyện mới, đặc biệt trong bối cảnh thị trường cà phê có những biến động rất mạnh trong năm nay, câu chuyện này đã thể hiện việc các doanh nghiệp vẫn còn duy trì những cách mua bán nhiều rủi ro, trong đó bán theo phuơng thức trừ lùi, chốt giá sau trên sàn London, việc này xảy ra với số đông các đơn vị cung ứng chưa có kinh nghiệm, kể cả daonh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng bị khi nhà nhập khẩu lấy hàng mà không trả tiền.

“Nếu cứ duy trì cách mua bán nhiều rủi ro trong khi tiềm lực không có thì uy tín doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sẽ cứ dần dần mà bay theo các hợp đồng bị “xù” mà thôi”, một chuyên gia nông sản ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận xét.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng cách mua bán với các đối tác nước ngoài không chóng thì chày có thể dẫn đến việc bị các đối tác trả đũa bằng cách không thanh toán như đã từng xảy ra trong quá khứ với các mặt hàng điều, thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.

Bà Trương Thị Hòa, Phó chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại TPHCM khẳng định nếu trong hợp đồng mua bán có  điều khoản thỏa thuận đền bù hợp đồng khi một bên không thực hiện nhưng đã ký thì sẽ bồi thường 8% tổng giá trị hợp đồng. Ngoài ra, bên phá vỡ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc thiệt hại đến đâu phải bồi thường đến đó, nghĩa là số tiền để bồi thường thiệt hại sẽ không thể xác định cụ thể mà tùy vào lượng hàng hóa trong hợp đồng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới