Thứ Sáu, 26/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đưa hộ lên doanh nghiệp: phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đưa hộ lên doanh nghiệp: phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh

Minh Tâm (ghi)

Đưa hộ lên doanh nghiệp: phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh
Cần đảm bảo quyền tự do kinh doanh, từ lựa chọn ngành nghề đến hình thức của công dân. Ảnh minh họa: Mua bán ở chợ đầu mối Bình Điền. Ảnh: Minh Tâm

(TBKTSG Online) – Liên quan đến đề xuất hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn thường xuyên cần phải lên doanh nghiệp mới được sử dụng hóa đơn mà ngành thuế đang kiến nghị, luật sư cho rằng cần cẩn trọng để tránh xâm phạm quyền tự do kinh doanh của công dân như Hiến pháp đã quy định.

Luật sư Châu Huy Quang, luật sư điều hành R&T LCT Lawyer nêu ý kiến, Hiến pháp 2013 (điều 33) quy định công dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm và nội hàm nguyên tắc quyền tự do kinh doanh cần được hiểu ở phạm vi rộng. Theo đó, quyền này không chỉ bao gồm các quyền lựa chọn ngành nghề mà còn bao hàm cả quyền tự do lựa chọn hình thức thức kinh doanh, phương thức tổ chức hoạt động kinh doanh… phù hợp với nhu cầu trong phạm vi pháp luật cho phép.

Pháp luật doanh nghiệp hiện hành cũng thừa nhận tính đa dạng của các hình thức kinh doanh trong nền kinh tế, trong đó có hình thức kinh doanh hộ gia đình. Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh. Tức, việc lựa chọn hình thức kinh doanh là quyền của công dân.

Do vậy, yêu cầu công dân phải lựa chọn hình thức doanh nghiệp thay vì hộ kinh doanh mới có hóa đơn sử dụng (dù hộ kinh doanh đã được phân loại quy mô, mặt hàng, việc sử dụng hóa đơn thường xuyên) như đề xuất của ngành thuế có thể sẽ gián tiếp hạn chế quyền lựa chọn hình thức kinh doanh của công dân. Hệ quả có thể xảy ra là sẽ hạn chế hộ gia đình tham gia và thực hiện giao dịch với doanh nghiệp bởi không thể xuất hóa đơn theo yêu cầu của khách hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quyền chủ động tìm kiếm khách hàng, ký kết và thực hiện giao dịch, hợp đồng của hộ kinh doanh bị hạn chế một cách đáng kể.

Luật sư Châu Huy Quang cũng cho rằng, đề xuất này nếu được thông qua để trở thành quy định chính thức sẽ mang dáng dấp của một biện pháp hành chính để “ép” hộ kinh doanh chuyển sang hình thức doanh nghiệp. Điều này không phù hợp với nội hàm phạm trù quyền tự do kinh doanh theo mục tiêu cải cách thông thoáng hơn của pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, hình thức kinh doanh hộ gia đình đã trở thành một đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam. Số lượng hộ kinh doanh hiện rất lớn, góp phần giải quyết công ăn việc làm và đóng góp cho nền kinh tế. Nếu yêu cầu phải chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp để được mua hóa đơn, sẽ có không ít hộ gia đình phải từ bỏ hoạt động kinh doanh bởi không đáp ứng với các tiêu chuẩn, yêu cầu đối với doanh nghiệp như các chuẩn mực kế toán, tổ chức quản lý… Đây vốn là căn nguyên dẫn đến sự khó khăn thực tiễn cho mục tiêu chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.

”Quan điểm của tôi là các biện pháp điều chỉnh khi được xem xét cần đảm bảo nguyên tắc ưu tiên là tránh áp đặt thêm các điều kiện đối với người kinh doanh và tôn trọng nguyên tắc quyền tự do kinh doanh toàn diện để thúc đẩy giao dịch, thương mại trong nền kinh tế thị trường”, luật sư Châu Huy Quang nói.

Xem thêm:

Lên doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải thông…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới