Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Đưa lao động tại Libya về nước

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Đưa lao động tại Libya về nước

Thanh Thương

Biểu tình lan rộng tại Libya. Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online chiều ngày 24-2, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết cơ quan này đã phối hợp với các doanh nghiệp để hỗ trợ đưa lao động tại Libya về nước.

>> Nhiều nước sơ tán công dân khỏi Libya

Trước làn sóng biểu tình ngày càng lan rộng tại nước Bắc Phi này, ông Hải cho biết các chủ sử dụng lao động, hầu hết là ở các nước phát triển như Úc, Nhật Bản… đã rút khỏi Libya đồng thời cho người lao động trở về nước. Hiện tại Cục quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với Bộ Ngoại giao để hỗ trợ giấy tờ hợp lệ cho lao động, đồng thời cũng đang tính toán phương án để lao động về cho an toàn nhất.

Quyết định này vừa được Cục quản lý lao động ngoài nước đưa ra trong chiều 24-2 sau khi diễn biến tại Libya không lắng dịu. Đến chiều qua, cục chỉ mới chỉ đạo cho các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình, nếu có ảnh hưởng đến tính mạng, công việc, thu nhập của lao động Việt Nam, phải báo cáo kịp thời với Ban Quản lý lao động, Đại sứ quán ta tại Libya để được hướng dẫn và hỗ trợ xử lý. Đồng thời khuyến cáo người lao động tránh những địa điểm có biểu tình, tránh tụ tập nơi đông người.

Theo ông Hải, ngoài Libya, doanh nghiệp Việt Nam không đưa lao động sang các vùng lân cận khu vực này. Và trong thời gian tới, các hợp đồng sang nước này sẽ bị hủy cho đến khi tình hình chính trị ổn định hơn.

Hiện nay, có 10 doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya trong các công trình xây dựng. Số lao động đang làm việc tại nước này khoảng 10.000 người.

Theo báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Libya và báo cáo nhanh của các doanh nghiệp có lao động đang làm việc tại Libya, trong tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya, có khoảng 2.000 lao động đang làm việc tại thành phố Benghazi là thành phố xảy ra bạo động lớn, số còn lại đang làm việc tại Tripoli và các vùng lân cận.

Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các công trường đều đã tạm dừng hoạt động. Lao động ta đã được chủ sử dụng yêu cầu ở trong trại hoặc sơ tán đến nơi an toàn và cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới