Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Dùng địa bức xạ để tìm “hố tử thần”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Dùng địa bức xạ để tìm “hố tử thần”

Anh Quân

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải TPHCM tính từ giữa tháng 7 đến nay đã có 59 hố tử thần xuất hiện trên địa bàn- Ảnh: TL.

(TBKTSG Online) – Trước sự xuất hiện ngày càng nhiều “hố tử thần” trên địa bàn TPHCM, Tiến sỹ Vũ Văn Bằng, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ nước và Môi trường (Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) đã đưa ra phương pháp dùng địa bức xạ để dò tìm “hố tử thần”.

>> Sống với … “hố tử thần”?

Ngày 14-12, Sở Khoa học công nghệ TPHCM phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức buổi hội thảo “Dùng địa bức xạ để dò tìm các hố ngầm ở TPHCM”. Địa bức xạ là một công nghệ mới được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học nhằm phát hiện và tìm kiếm những vật không nhìn thấy bằng mắt thường, vật bị che khuất.

Theo ông Bằng giới thiệu chiếc máy địa bức xạ BXT-09 do ông chế tạo, gồm một chiếc hộp nhỏ được đựng trong một chiếc túi có thể dùng để đeo và một đầu dò. Khi dò trên mặt đường, nếu đầu máy quay liên tục thì nơi đó có nguy cơ xảy ra sụp lún. Theo tính toán để dò tìm một địa điểm có nguy cơ xảy ra sụp lún chỉ mất khoảng 5 phút.

Đặc điểm của loại thiết bị này là nhỏ gọn, không ảnh hưởng đến việc lưu thông, đồng thời thiết bị này cũng xác định cả hình dạng, kích thước của điểm sụp lún.

Sau buổi hội thảo, ông Bằng cùng các nhà khoa học đã đem máy đi dò tìm thực tế tại vòng xoay Hòa Bình, ngã tư Ba Tháng Hai, vòng xoay Công trường Dân chủ (quận 3)… Tại vòng xoay Hòa Bình, chiếc máy đã dò tìm được một địa điểm có nguy cơ xảy ra sụp lún là trước số nhà 290 Lạc Long Quân với chiều sâu từ 1,3 – 1,5 mét, rộng 2,6 mét.

Khi có kết quả dò tìm Sở Giao thông vận tải đã đánh dấu địa điểm mà chiếc máy đã dò để theo dõi và kiểm tra. Theo một đại diện Sở Giao thông vận tải, sau quá trình thử nghiệm các điểm mà chiếc máy dò tìm nếu cho kết quả chính xác thì sở sẽ áp dụng rộng rãi để dò tìm “hố tử thần”.

Trước đây, phương pháp địa bức xạ này đã được ứng dụng để phát hiện các vị trí đứt gãy kiến tạo của vỏ trái đất tại công trình hồ thủy điện Nậm Pàn tỉnh Sơn La và dự án cấp nước khu kinh tế và công nghiệp cảng biển Hòn La, Quảng Bình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới