Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

FED chỉ trích các kế hoạch cải cách tài chính

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

FED chỉ trích các kế hoạch cải cách tài chính

Phi Tuấn

Trụ sở Cu4c Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Quốc hội nước này đang xem xét điều luật hạn chế quyền lực của FED trong việc điều hành hệ thống tài chính. Ảnh AFP

(TBKTSG Online) – Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chỉ trích các đề xuất cải cách tài chính của cơ quan lập pháp Mỹ về việc tước quyền giám sát của ngân hàng trung ương, cho rằng các đề xuất đó có thể làm suy yếu, chứ không tăng cường sự bảo vệ chống lại một cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang vùng St. Louis, ông James Bullard, hôm thứ Ba nói rằng một kế hoạch giám sát đa thành viên đối với hệ thống tài chính không thể ngăn được một cuộc khủng hoảng trong tương lai vì một kế hoạch như thế không có khả năng hành động mang tính quyết định. “Tốt hơn là nên giao cho FED trách nhiệm đưa ra quyết định kiểu như thế,” Bullard nói trước một nhóm các doanh nhân.

Giới lập pháp Mỹ đang tranh luận về cải cách tài chính sau cuộc khủng hoảng vốn khiến cho nhiều ngân hàng phải nhận cứu trợ cùng một cơn suy thoái tồi tệ. Dự luật cải cách hệ thống giám sát tài chính đã được thông qua ở Hạ viện nhưng còn bị mắc kẹt ở Thượng viện.

Các nghị sĩ Thượng viện Mỹ đã chỉ trích FED mạnh mẽ về thất bại trong việc dự báo và ngăn chặn cuộc khủng hoảng. Các đề xuất cải cách này có thể tước bỏ quyền ra quyết định của FED và đặt cơ quan này dưới sự phê duyệt của Quốc hội.

Số phận của kế hoạch cải cách tài chính vẫn chưa có gì chắc chắn khi mà đảng Dân chủ mới tái tập hợp sau khi đánh mất thế đa số ba phần năm tại Quốc hội Mỹ, khiến cho họ gặp khó khăn hơn trong việc thông qua đạo luật này. Người ta trông đợi sẽ có một đề xuất mới từ Chủ tịch Ủy ban ngân hàng thượng viện Chris Dodd.

Chỉ trích của ông Bullard gây được chú ý lên giới làm luật khi Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liêng bang vùng Kansas, Thomas Hoenig, gửi thư cho giới nghị sĩ rằng nói một đề xuất tạo ra một hệ thống giám sát đa thành viên đồng thời giới hạn giám sát xuống còn một cơ quan, thay vì nhiều cơ quan, sẽ không ngăn được các thảm họa trong tương lai.

“Đặt các hy vọng vào một hội đồng rủi ro mang tính hệ thống và một cơ quan hợp nhất như thế sẽ là một sai lầm”, Hoenig viết trong thư gửi cho nghị sĩ Michael Bennet của đảng Dân chủ và Michael Johanns của đảng Cộng hòa, hai thành viên của ủy ban thượng viện chịu trách nhiệm về các cuộc cải cách này.

Đó chỉ làm một trong các ý kiến chỉ trích đáng chú ý của FED về các kế hoạch cải cách tài chính.

Bullard nói rằng một đề xuất cắt giảm quyền lực cho vay khẩn cấp, mà FED đã sử dụng trong suốt cuộc khủng hoảng lần đầu tiên kể từ cơn Đại suy thoái năm 1929 đến nay, là hạn chế khả năng của FED trong việc ngăn chặn một cuộc khủng hoảng leo thang trong tương lai.

Hệ thống FED được tạo thành từ một Ủy ban các thống đốc ở Washington và 12 ngân hàng dự trữ liên bang khắp nước Mỹ.

Các thống đốc vùng của FED quan ngại rằng các đề xuất cải cách luật pháp có thể làm suy yếu quyền lực của cơ quan này đối với các ngân hàng và đặt họ vào tình thế chịu áp lực chính trị nhiều hơn.

Họ cũng lo ngại rằng các cải cách có thể làm lệch cán cân quyền lực trong hệ thống FED đối với Washington và phố Wall và tước bỏ quyền lực đối với phần các khu vực còn lại cũng như các ngân hàng cộng đồng và khu vực khác.

Hoenig viết rằng: “Tôi thấy thật mỉa mai là kết quả của cơn giận của công chúng hướng về Washington và phố Wall có thể trao cho hai nơi này có thêm quyền điều chỉnh các thế chế tài chính”.

Bàn về chính sách tiền tệ, Bullard nói rằng FED có thể không nâng tỉ lệ chiết khẩu thêm nữa để đạt được kết quả mong muốn là sử dụng tối thiểu khả năng cho vay khẩn cấp.

Tuần trước FED đã nâng tỉ lệ chiết khấu lên 0,75%, là mức nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2008, nhưng lại khẳng định rằng động thái này là nhằm phản ứng với các điều kiện tài chính đang được cải thiện chứ không phải là tìm cách tăng mức phí cho vay.

Lãi suất các quỹ liên bang, công cụ chính sách chủ yếu của FED, vẫn không thay đổi, ở mức gần bằng 0. Bullard nói rằng FED có thể sẽ không nới rộng thêm khoảng  cách giữa hai tỉ lệ này lên 1% như thời điểm trước khủng hoảng.

“Chúng tôi sẽ thăm dò với năm mươi điểm cơ bản này (khác với tỉ lệ chiết khấu và lãi suất quỹ), để xem xét như thế nào,” Bullard nói với các phóng viên sau cuộc trò chuyện với giới doanh nghiệp.

Ông nói thêm rằng, “Vẫn chưa rõ rằng nếu anh cần hết 100 điểm cơ bản để đủ đưa ra  một tỉ lệ phạt để từ đó các ngân hàng không dùng cánh cửa chiết khẩu đối với các khoản cho vay bình thường”.

FED cho biết Bullard và Hoenig đã nỗ lực vận động tăng tỉ lệ chiết khấu vào hồi đầu và giữa tháng một, vì lý do các điều kiện kinh tế đang được cải thiện. FED cũng hứa sẽ giữ các tỉ lệ lãi suất ở mức rất thấp trong một giai đoạn kéo dài hơn để giúp cho nền kinh tế bứt ra khỏi cơn suy thoái.

Bullard nói rằng ông đã chấp nhận quan điểm của các nhà hoạch định chính sách khác rằng giai đoạn kéo dài hơn cụ thể là khoảng sáu tháng.

Ông nói rằng giới hoạch định chính sách vẫn có thể cân nhắc thêm vào mùa thu khi cần đánh giá sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ như thế nào. Nếu kinh tế vẫn tiếp tục như dự kiến với mức tăng vừa phải cùng với tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao, thì việc tăng lãi suất có thể phải đến năm 2011 mới thực hiện được. Còn nếu sự hồi phục mạnh mẽ hơn dự kiến, thì FED có thể tăng lãi suất sớm hơn.

Theo Reuters  

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới