Thứ Ba, 16/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Gần 30% tổ chức ký bảo lãnh tín dụng với VDB

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Gần 30% tổ chức ký bảo lãnh tín dụng với VDB

Ảnh minh họa: LÊ TOÀN.

(TBKTSG Online) – Mới có 22 trong tổng số hơn 80 tổ chức tín dụng tại Việt Nam (khoảng 27,5%) đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc cấp tín dụng và bảo lãnh tín dụng với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

Các tổ chức tín dụng (không phân biệt của Việt Nam hay nước ngoài, liên doanh) muốn tham gia chương trình bảo lãnh vay vốn ưu đãi với mức bù lãi suất 4% (theo quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại, ban hành theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg) phải ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng và cho vay với VDB.

Quy trình bảo lãnh vay vốn tại VDB gồm các bước: thẩm định hồ sơ, ký hợp đồng, phát hành chứng thư bảo lãnh của VDB và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn.

VDB cũng chỉ ký hợp đồng bảo lãnh khi doanh nghiệp vay vốn của một  trong những ngân hàng thương mại đã ký thỏa thuận hợp tác với VDB.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh khu vực Cần Thơ-Hậu Giang cho biết, đã triển khai quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại đến các doanh nghiệp, hợp tác xã; đồng thời đã ký thỏa thuận với 15 ngân hàng thương mại trên địa bàn và hướng dẫn hồ sơ bảo lãnh cho 31 doanh nghiệp và hợp tác xã. Nhưng đến nay, mới chỉ có 4 đơn vị gởi hồ sơ bảo lãnh đến nhưng điền mẫu không đúng nên đã bị trả lại hồ sơ.

HUỲNH BIỂN

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều tổ chức tín dụng chưa thỏa thuận xong với VDB về các điều khoản vay vốn cụ thể như phạm vi hợp tác và bảo lãnh, thẩm định, quyết định cho vay, thu hồi vốn, xử lý rủi ro…

* Hiện tại, đã có nhiều ngân hàng dành riêng một khoản tín dụng cho chương trình vay vốn có hỗ trợ lãi suất này: Ngân hàng TMCP Liên Việt (8.000 tỉ đồng), Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (20.000 tỉ đồng), Ngân hàng Công thương (100.000 tỉ đồng), Ngân hàng TMCP Ngoại thương (50.000-70.000 tỉ đồng), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (25.000-30.000 tỉ đồng), Ngân hàng TMCP Á Châu (35.000 tỉ đồng), Ngân hàng TMCP Kỹ thương (50.000 tỉ đồng), Ngân hàng TMCP Quốc tế (8.000 tỉ đồng), Ngân hàng TMCP An Bình (8.000-10.000 tỉ đồng)…  

Tuần qua, Thủ tướng cũng đã ký Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg mà theo đó, VDB sẽ là đầu mối cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế (chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động) vay tiền để thanh toán. Ưu tiên này dành cho những doanh nghiệp phải giảm 30% hoặc 100 lao động trở lên (không kể lao động thời vụ dưới 3 tháng). Thời hạn vay tối đa 12 tháng. Lãi suất 0%.

HỒNG PHÚC

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới