Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao do… khan hiếm container

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao do… khan hiếm container

Lê Linh

(TBKTSG Online) – Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tuần này tăng lên mức cao nhất trong 9 năm qua khi tình trạng thiếu hụt container rộng đẩy cước phí tàu biển tăng cao đồng thời đẩy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan lên mức cao nhất trong 4 tháng.

Hôm 17-12, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam RI-VNBKN5-P1 tăng lên mức 500 đô la Mỹ/ tấn, mức cao nhất kể từ tháng 12-2011, so với mức từ 470-490 đô la vào tuần trước.
Hãng tin Reuters dẫn lời một thương nhân buôn gạo ở tỉnh An Giang cho biết: “Tình trạng thiếu hụt container gây khó khăn các nhà xuất khẩu trong việc vận chuyển gạo cho khách hàng”. Người này nói giá cước tàu biển cho container 20 feet từ Việt Nam đến châu Phi đã tăng lên 5.000 đô la so với mức 1.500 đô la cách đây hai tháng.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao do... khan hiếm container
Giá gạo cao của Việt Nam, Thái Lan và Myanmar khiến Trung Quốc mua 100.000 tấn gạo Ấn Độ vào đầu tháng 12. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc nhập khẩu gạo Ấn Độ trong vòng ba thập kỷ qua. Ảnh: Business Standard

Các nhà xuất khẩu cho biết Việt Nam khó có khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay do giá gạo cao. Số liệu của Tổng Cục hải quan Việt Nam cho thấy trong 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 5,7 triệu tấn, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan RI-THBKN5-P1 cũng tăng lên mức 500-519 đô la/tấn so với mức 485-516 đô la vào tuần trước do nguồn cung hạn chế và thiếu container.

Các nhà xuất khẩu gạo ở Bangkok Thái Lan không thể xuất khẩu nguồn cung gạo hiện tại do tình trạng thiếu hụt container. Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm nay chỉ đạt 4,49 triệu tấn, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA).

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ RI-INBKN5-P1 cũng tăng lên mức 380-385 đô la/tấn so với mức 378-383 đô la/tần hồi tuần trước nhờ nhu cầu bên ngoài mạnh mẽ và đồng rupee tăng giá lên mức cao nhất trong gần 2 tháng so với đồng đô la Mỹ. Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô, sau đó, mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng.

“Khách hàng truyền thống của gạo Thái Lan đang chuyển sang mua gạo của Ấn Độ có giá bán thấp hơn. Cảng Kakinada đang bị tắc nghẽn vì hàng chục tàu hàng đang neo đậu, chờ nhận gạo”, một nhà xuất khẩu gạo ở Kakinada, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ, nói.

Chẳng hạn, vào đầu tháng này, Trung Quốc lần đầu tiên mua gạo Ấn Độ trong ít nhất ba thập kỷ do nguồn nguồn thắt chặt từ Thái Lan, Myanmar và Việt Nam cũng như do Ấn Độ chào bán với mức giá cạnh tranh.

Các quan chức Ấn Độ cho biết các nhà xuất khẩu Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu sang Trung Quốc 100.000 tấn gạo tấm với giá chỉ 300 đô la/tấn (giá FOB). Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước người bán, đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, làm thủ tục xuất khẩu, và thuế xuất khẩu (nếu có). Giá này không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển, hay phí bảo hiểm đường biển

Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, còn Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Bắc Kinh mua khoảng 4 triệu tấn gạo mỗi năm nhưng tránh mua gạo từ Ấn Độ vì chất lượng thấp. “Lần đầu tiên Trung Quốc mua gạo Ấn Độ. Họ có thể tăng mua vào năm sau sau khi xác thực chất lượng gạo Ấn Độ”, B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, dự báo.

Các quan chức trong ngành gạo Ấn Độ cho hay các nhà cung cấp gạo truyền thống hàng đầu của Trung Quốc gồm Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Việt Nam đều đang chứng kiến thặng dư nguồn cung bị hạn chế và đang chào bán gạo với giá cao ít nhất 30 đô la so với gạo Ấn Độ.

Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới là là nhà cung cấp gạo chính cho Trung Quốc, trải qua cơn hạn hán nghiêm trọng trong năm nay, ảnh hưởng đến sản lượng lúa gạo. Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm 2020 có thể rơi về mức thấp nhất trong 20 năm qua.

“Thái Lan, Myanmar và Việt Nam đang gặp khó vì nguồn cung hạn chế. Trung Quốc rốt cục không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc mua gạo Ấn Độ. Tôi không biết điều này sẽ này kéo bao lâu nhưng ít nhất nó đã khởi động”, Himanshu Agarwal, Giám đốc Công ty at Satyam Balajee, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Ấn Độ, nhận định.

Yin Xiuying, nhà phân tích ở trang thông tin lương thực trang web www.ChinaGrain.CN, nói: “Trung Quốc mua gạo từ Ấn Độ, Mỹ hay bất cứ nước nào và điều này chỉ để tăng sự đa dạng về hương gạo cho thị trường trong nước. Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu khẩu gạo hay tiếp tục mua thêm gạo từ Ấn Độ”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới