Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Gia tăng sản lượng lúa gạo dù tiêu thụ khó

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Gia tăng sản lượng lúa gạo dù tiêu thụ khó

Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Dù tình hình tiêu thụ lúa gạo gặp nhiều khó khăn, buộc Chính phủ phải “ra tay” giải cứu, nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn đặt mục tiêu sản lượng lúa trong vụ hè thu và cả năm 2019 tăng mạnh.

Gia tăng sản lượng lúa gạo dù tiêu thụ khó
Bộ Nông nghiệp quyết tăng sản lượng, dù ngành lúa gạo đang phải giải cứu. Trong ảnh là nông dân đang thu hoạch lúa. Ảnh: Trung Chánh

Báo cáo của Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2018-2019 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, thu đông, mùa năm 2019 tại Nam bộ” được tổ chức hôm nay, 21-3, ở Trà Vinh cho thấy, vụ hè thu 2019, dù toàn vùng Nam bộ gieo sạ đạt 1,692 triệu héc ta, giảm hơn 1.400 héc ta so với cùng kỳ, tuy nhiên, sản lượng vẫn đạt 9,525 triệu tấn, tăng đến 267.000 tấn so với vụ hè thu 2018.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt cho biết, kế hoạch về kết quả sản xuất lúa 2019 tại khu vực Nam bộ, thì cả năm 2019 sẽ xuống giống trên 4,2 triệu héc ta với sản lượng đạt gần 26,5 triệu tấn, tăng gần 35.000 héc ta về diện tích và hơn 644.000 tấn lúa so với kết quả của năm 2018.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu gia tăng sản lượng lúa gạo sản xuất trong bối cảnh ngành hàng này đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ, thậm chí buộc Thủ tướng Chính phủ phải có chỉ đạo giải cứu.   

Cụ thể, cách đây hơn 1 tháng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp cùng với các bộ ngành liên quan để bàn cách “giải cứu” lúa gạo do tình hình tiêu thụ khó khăn, giá lúa xuống rất thấp.

Theo đó, vào ngày 19-2-2019, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính mua 200.000 tấn gạo 80.000 tấn lúa dự trữ nhằm ngăn đà sụt giảm của giá lúa gạo vào thời điểm lúc bấy giờ.

Ngoài ra, Thủ chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẵn sàng mua thêm 100.000 tấn thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tốc thiểu số 2015-2020 và các chính sách hỗ trợ của nhà nước theo quy định hiện này.

Tiếp sau đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nguyễn Xuân Cường đã cùng lãnh đạo 13 tỉnh/thành Đồng bằng sông Cửu Long  (ĐBSCL) và các bộ ngành liên quan đã tiếp tục có hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng lúa gạo được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành văn bản số 1289/NHNN-TD yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cho vay thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo khu vực ĐBSCL trong bối cảnh ngành hàng này đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ…

Cụ thể, ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại và chi nhánh Ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL thực hiện các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân, doanh nghiệp phục vụ sản xuất, tiêu thụ lúa gạo…

Trong khi đó, báo cáo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, xuất khẩu gạo Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt gần 712.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 311 triệu đô la Mỹ, giảm 14,4% về lượng và 23,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Rõ ràng, trong bối cảnh việc tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thậm chí buộc phải giải cứu như đã nêu ở trên, nhưng ngành nông nghiệp vẫn lạc quan và đề ra mục tiêu tăng mạnh về sản lượng là một điều rất đáng lo ngại.

Vùng cách cửa biển 30-40 km không bị xâm nhập mặn

Theo dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam về xâm nhập mặn, nguồn nước từ nay đến cuối mùa khô 2019 cho biết, tại vùng ven cửa sông Cửu Long, nguồn nước khá thuận lợi trong phạm vi cách biển từ 30-40 km trở lên. Còn khu vực cách biển 20-30 km vẫn nằm trong vùng rủi ro thiệt hại do xâm nhập mặn, do đó, vùng này cần phải thận trọng và có giải pháp tăng cường chuyển nước hoặc chờ mưa trên diện rộng mới xuống giống.

Đối với vùng biển Tây, sông Vàm Cỏ trong thời gian tới vẫn có thể bị ảnh hưởng xâm nhập mặn cao ở một số đợt triều cường.

Mời xem thêm:

Trung Quốc không còn là thị trường nhập gạo số 1 của Việt Nam

Vị trí đặt bình chọn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới