Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Giá xăng dầu là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 3 tăng 0,7%

Thiên Hà

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới, giá cho thuê nhà tăng trở lại, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào,… là những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3-2022 tăng 0,7% so với tháng trước đó.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3-2022 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12-2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung quý 1-2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.

Diễn biến giá tiêu dùng tháng 3-2022 so với tháng trước của một số nhóm hàng hóa chính. Ảnh: Tổng cục Thống kê

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 4,8%. Riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm giá trong bối cảnh thực phẩm, rau củ và trái cây có du xướng giảm giá mạnh.

Ở nhóm giao thông, giá xăng dầu tăng 13,44% đã góp phần làm tăng 0,48% CPI cả nước trong tháng 3. Thêm vào đó, vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 0,8%, vận tải taxi tăng 1,26%, vận tải xe buýt tăng 2,22%, dịch vụ giao nhận hành lý ký gửi tăng 1,32% do một số đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện kê khai tăng giá khi giá xăng dầu tăng.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,49% so với tháng trước do giá vật liệu xây dựng như thép, xi măng… cùng giá nhiên liệu tăng cao.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,27% khiến CPI tháng 3 giảm 0,09 điểm phần trăm, cụ thể, giá quả tươi và chế biến giảm 0,4%, xoài giảm 1,68%; chuối giảm 1,02%; các loại trái cây khác giảm 2,55%. Lý do chính của việc giảm giá này là vì tình trạng ứ đọng hàng hóa tại cửa khẩu sang Trung Quốc khiến giá một số loại trái cây đang vào mùa như dưa hấu, thanh long giảm mạnh.

Bên cạnh đó, giá thịt heo giảm 2,72%, giá thịt gia cầm giảm 0,31%, sản lượng đánh bắt cá tăng trong khi nhu cầu tiêu dùng không tăng sau Tết Nguyên đán làm giá hải sản tươi sống giảm 0,43%.

Giải thích mức tăng CPI hiện tại, Tổng cục Thống kê cho biết nguyên nhân chính là giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới