Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Giá xăng dầu liên tiếp giảm, cước vận tải vẫn đứng yên

Đỗ Mỹ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Giá xăng dầu liên tiếp giảm gần đây đã giúp chi phí đầu vào sản xuất của một số ngành giảm bớt áp lực. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vận tải chưa có động thái giảm giá cước với lý do cần thời gian để điều chỉnh chi phí sản xuất.

Các tuyến xe khách xuất phát từ Bến xe Miền Đông đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.. giá cước vẫn chưa có gì thay đổi – Ảnh: Đỗ Mỹ

Sau khi xăng dầu tăng giá, hầu hết nhiều nhà xe chạy tuyến TPHCM đi các tỉnh đã tăng giá vé từ 10-20%. Cụ thể, khi liên hệ một nhà xe chạy tuyến TPHCM – Đắk Lắk nhân viên báo giá 250.000 đồng/vé đối với loại giường nằm, trong khi trước đây giá vé chỉ 220.000 đồng/vé; tuyến TP HCM – Nha Trang (Khánh Hòa) đã tăng 50.000 đồng/vé, theo đó vé xe loại 22 phòng từ 350.000 đồng/vé lên 400.000 đồng/vé, vé giường nằm loại 32 giường từ 250.000 đồng/vé lên 300.000 đồng/vé.

Qua khảo sát xe khách các tuyến Bến xe Miền Đông – Đà Nẵng, Hà Nội và các tuyến xe khách xuất phát từ Bến xe Miền Đông đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.. giá cước vẫn chưa có gì thay đổi. Tương tự, các loại hình taxi, xe công nghệ cũng chưa có tín hiệu điều chỉnh giá cước.

Nhiều người nói khi doanh nghiệp khó khăn vì giá xăng tăng, cước vận tải đã được điều chỉnh tăng theo, người tiêu dùng sẵn sàng chia sẻ bằng cách sử dụng dịch vụ với giá điều chỉnh. Và họ đặt câu hỏi: Vậy tại sao ở thời điểm này, khi xăng dầu giảm giá nhiều như vậy mà các hãng taxi, hãng vận tải chưa điều chỉnh giá cước chia sẻ với người tiêu dùng?

Trao đổi với Kinh tế Sài Gòn Online, anh Nguyễn Mạnh Tuấn – Công ty TNHH Vận Tải Kumho Samco Buslines, cho rằng cần phải có thời gian để theo dõi và điều chỉnh giá cước. “Giá xăng dầu hiện nay không ổn định, lên xuống một cách bất thường gây ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp vận tải. Trong khi đó, giá nhiên liệu chiếm khoảng 30-50% chi phí vận tải nhưng chỉ được điều chỉnh tối đa 10% giá cước. Do đó, việc giảm giá cước ngay sau khi điều chỉnh giá nhiên liệu là rất khó”, anh Tuấn nói

Thời điểm xăng tăng giá, Kumho Samco chỉ điều chỉnh 2-5% so với giá vé bình thường. Sự điều chỉnh này không quá nhiều nên việc giảm giá cước có thể doanh nghiệp sẽ không có lãi, anh Tuấn thông tin thêm.

Những nhà xe khác như Toàn Thắng, Hoa Mai hay Quốc Anh… cũng chưa tính đến việc giảm giá để phù hợp với sự điều chỉnh giá xăng dầu.

Xăng dầu đã giảm tới lần thứ 4 liên tiếp, nhưng giá cước vận tải vẫn “dậm chân tại chỗ” – Ảnh: Đỗ Mỹ

Trước việc xăng dầu giảm giá, nhiều người dân thường xuyên sử dụng dịch vụ vận tải đã kỳ vọng cước vận tải sẽ giảm theo. Bà Minh Tuyết (Gia Lai) tâm sự, do thường xuyên phải đi xe khách từ Gia Lai xuống Sài Gòn để chữa bệnh. Trước dịch giá cước mỗi chuyến là 350.000 đồng, sau này tăng lên 400.000 đồng. Mỗi lần đi như thế chi phí bỏ ra cho đi lại gần 1 triệu đồng, có tháng đi tới 2 lần nên nếu các doanh nghiệp chỉ cần giảm giá cước xuống như trước dịch, thì mỗi tháng chi phí đi lại của bà sẽ đỡ được phần nào.

“Giá xăng dầu là nguyên nhân chính trong những đợt tăng giá của các hãng xe. Xăng giảm giá, tôi nghĩ các hãng xe vận tải cũng nên giảm giá cho khách hàng, nếu họ cứ lờ đi như thế là không công bằng với người tiêu dùng”, anh Quang Vinh (quận 1-TPHCM) chia sẻ.

1 BÌNH LUẬN

  1. Goldman Sachs Group Inc. cho biết họ dự kiến ​​OPEC + sẽ đồng ý tăng sản lượng ở mức “khiêm tốn”, theo lưu ý từ các nhà phân tích bao gồm Damien Courvalin. Hiện tại, thị trường dầu thô toàn cầu phải đối mặt với mức thâm hụt 2 triệu thùng / ngày và các kho dự trữ gần mức thấp kỷ lục, ngân hàng cho biết.

    Trước thềm phiên OPEC +, Viện Dầu mỏ Mỹ báo cáo rằng kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 2 triệu thùng, theo những người nắm rõ dữ liệu. Số liệu của chính phủ sẽ theo sau vào thứ Tư.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới