Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Giải pháp giao thương toàn cầu cho doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Giải pháp giao thương toàn cầu cho doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19

Ông Zhang Kuo, Tổng giám đốc nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) B2B Alibaba.com, khẳng định đây là cơ hội vàng để doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số và phát triển bền vững thông qua sức mạnh của thương mại điện tử.

Phát biểu tại hội thảo “New and Now 2020 Go Export”của Alibaba.com được phát trực tuyến tại: https://alibaba.shangzhibo.tv/watch/10027934?lang=en-us, ông Zhang Kuo đưa ra những giải pháp và phân tích thị trường giúp doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới, tiếp cận người mua toàn cầu trong bối cảnh thương mại truyền thống bị gián đoạn. Vị chuyên gia về thương mại điện tử này cũng có cuộc trao đổi với báo giới về các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy kinh doanh đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước. 

Giải pháp giao thương toàn cầu cho doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19
Diễn gia của hội thảo trực tuyến “New and Now 2020 Go Export” do Alibaba.com tổ chức.

Mục tiêu của Alibaba.com là hỗ trợ cho 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong 5 năm tới. Ông có kế hoạch cụ thể nào để đạt được điều này không?

Ông Zhang Kuo: Trước tình hình hiện tại khi thương mại truyền thống đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của nền kinh tế kỹ thuật số, vì nó không chỉ giúp các doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, mà còn tạo cho doanh nghiệp một cơ hội để chuyển đổi số lâu dài trong kỷ nguyên mới.

Albaba.com luôn tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam tận dụng xu hướng tất yếu này và mở rộng kinh doanh bằng cách tiếp cận người mua toàn cầu. Là một trong những nền tảng B2B lớn nhất toàn cầu, chúng tôi đã liên tục hỗ trợ và cung cấp cho các DNVVN ở Việt Nam quyền truy cập vào lượng người mua trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 11 năm qua, những nỗ lực này được chứng minh qua thành công của nhiều người bántrên nền tảng của chúng tôi.

Alibaba.com đã xác định Việt Nam là thị trường trọng tâm chính, mở rộng hoạt động bằng cách thành lập một đội ngũ tại Việt Nam và phát triển mạng lưới kênh đối tác tại đây, để hỗ trợ trao quyền cho các nhà cung cấp và tăng cường sự tham gia của họ trên nền tảng thông qua các khoá đào tạo, hội thảo cũng như sự kiện.

Gần đây, chúng tôi đã tổ chức Hội thảo trực tuyến “New and Now 2020 Go Export”, giới thiệu các giải pháp tùy chỉnh để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về TMĐT, xu hướng người mua và tận dụng hiệu quả nền tảng Alibaba.com. Bằng cách sử dụng thuật toán trí thuệ nhân tạo (AI) tiên tiến, chúng tôi có thể giúp các nhà cung cấp kết nối với người mua toàn cầu hiệu quả hơn.

Ông Zhang Kuo, Tổng giám đốc nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) B2B Alibaba.com.

Ông có thể chia sẻ với chúng tôi chiến lược và kế hoạch của Alibaba.com năm 2020, đặc biệt là đối với thị trường Việt Nam?

Ông Zhang Kuo: Chiến lược của chúng tôi trong năm nay là vươn ra thế giới và giúp đỡ nhiều DNVVN hơn nữa, đặc biệt là những doanh nghiệp Việt Nam, nơi cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, giá cả cực kỳ cạnh tranh và có hệ thống cung ứng tốt. Năm nay là một năm khó khăn cho doanh nghiệp và chúng tôi tin rằng TMĐT có thể đem lại cơ hội phát triển bền vững đặc biệt là khi các phương thức kinh doanh truyền thống đang bị gián đoạn.

Do đó, Alibaba.com đang tạo ra nhiều công cụ và giải pháp sử dụng công nghệ cao cũng như làm mới hình thức triển lãm trực tuyến cho các DNVVN số hóa và quảng bá sản phẩm, để người mua toàn cầu có thể tìm thấy họ dễ dàng hơn.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến kế hoạch năm 2020 của Alibaba.com như thế nào? Các giải pháp mà Alibaba.com dùng để giúp đỡ và bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nền tảng là gì?

Ông Zhang Kuo: Giám đốc điều hành của Alibaba, Daniel Zhang gần đây cho biết, các DNVVN là cốt lõi của bất kỳ nền kinh tế nào. Trong khi cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người, chúng tôi lại thấy đây là một cơ hội vàng để tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số. Tại hội chợ triển lãm tháng 3 gần đây trên Alibaba.com, giao dịch của người mua trực tuyến đã tăng 60%. Chúng tôi cũng đã chứng kiến sự tăng trưởng gấp 3 đến 5 lần trong các hạng mục như nhà cửa, vật nuôi và chăm sóc trẻ. Nhu cầu thị trường ngày càng tăng, người bán đang sử dụng những cách mới để liên lạc với người mua toàn cầu thông qua các dịch vụ được cung cấp trên nền tảng, như “Giải pháp tiếp thị thông minh” và một số dịch vụ giá trị gia tăng khác giúp nhà cung cấp Việt Nam dễ dàng thiết lập cửa hàng trực tuyến và tiếp thị sản phẩm một cách tối ưu chi phí.

Do khủng hoảng, chúng tôi đã điều chỉnh các kế hoạch ban đầu và tìm ra những cách mới để đạt được sứ mệnh cốt lõi của mình: hỗ trợ kinh doanh dễ dàng dù ở bất cứ đâu. Ví dụ, tháng 10 năm ngoái chúng tôi đã ở Việt Nam gặp gỡ trực tiếp với hàng trăm DNVVN trong một sự kiện, và bây giờ chúng tôi đã đổi mới bằng cách tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến “New and Now 2020 Go Export”, chào đón hơn 2.800 DNVVN trên toàn quốc, để hỗ trợ nâng cấp nhằm tiếp tục phát triển thị trường và giúp các DNVVN tìm giải pháp thay thế.

Trong khi đó, Alibaba.com tiếp tục tăng cường cơ sở hạ tầng, các công cụ giao dịch và quảng bá trên nền tảng để giúp các DNVVN điều hành doanh nghiệp của họ trực tuyến trơn tru và tận dụng được nhu cầu toàn cầu đang tăng trưởng mạnh.

 

Alibaba.com đánh giá như thế nào về thị trường của Việt Nam? Tiềm năng, cơ hội, thách thức?

Ông Zhang Kuo: Theo báo cáo E-conomy SEA 2019, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam hiện đạt 5 tỉ đô la Mỹ với tốc độ tăng trưởng 81%, khiến đây trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai ở Đông Nam Á.

Tôi luôn nhấn mạnh rằng Việt Nam là một thị trường tiềm năng. Việt Nam giàu tài nguyên thiên nhiên và sản xuất các sản phẩm chất lượng trong một số ngành công nghiệp chính trên Alibaba.com bao gồm nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống, và nhà và vườn. Tuy nhiên, năm 2019, chỉ có khoảng 32% trong số 500.000 DNVVN của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm của họ thông qua các kênh trực tuyến và 11% đăng ký trên các nền tảng TMĐT. Lý do có thể là thiếu kiến thức về TMĐT và công nghệ, hạn chế nguồn nhân lực hoặc chiến lược cho chuyển đổi kỹ thuật số. Nhưng Alibaba.com có thể giúp các DNVVN Việt Nam giải quyết tất cả những vấn đề này bằng các công cụ và giải pháp đa dạng của chúng tôi.

Tổng cộng, các nhà cung cấp Việt Nam đã đăng tải 600.000 sản phẩm trên Alibaba.com và nhận được trung bình 50.000 yêu cầu trên toàn cầu cứ sau 30 ngày. Vì vậy, chúng tôi muốn hợp tác với nhiều DNVVN ở Việt Nam hơn nữa, giúp các doanh nghiệp hoạt động bền vững và tạo ra lợi ích lâu dài.

Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng. Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để cạnh tranh hơn và vươn ra thế giới?

Ông Zhang Kuo: Trong khi các DNVVN ở Việt Nam đang hình thành một trung tâm sản xuất mạnh mẽ, họ thiếu các nguồn lực và kỹ năng để mở rộng phạm vi tiếp cận với khách hàng mới trong khu vực và toàn cầu trong thời đại kỹ thuật số cũng như trong tình hình hiện tại đang ảnh hưởng đến cách kinh doanh truyền thống. Người mua toàn cầu đang dịch chuyển lên mạng để tìm nguồn cung ứng.

Vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các DNVVN ở Việt Nam phát triển trên thị trường toàn cầu, và thương mại kỹ thuật số có thể là câu trả lời. Các DNVVN phải tận dụng TMĐT như một kênh tìm nguồn cung ứng từ những người mua hiện nay và phát triển một tư duy và chiến lược kỹ thuật số.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới