Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Góp ý chuyện doanh nghiệp nước ngoài mua nông sản

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Góp ý chuyện doanh nghiệp nước ngoài mua nông sản

Chuyện doanh nghiệp nước ngoài mua cà phê và các nông sản khác trực tiếp từ nông dân đang là vấn đề gây tranh cãi – Ảnh: TL.

Hiện nay Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

>>Bàn chuyện hợp pháp hóa việc mua cà phê của DN nước ngoài

>>Xem chi tiết dự thảo tại đây

Chuyên trang Nông sản xin giới thiệu ý kiến đóng góp dự thảo thông tư của tác giả Kinh Vu đăng trên Diễn đàn Giacaphe để bạn đọc tham khảo.

Vấn đề gây tranh cãi lâu nay chỉ tựu trung tại điều 2.2 trong thông tư hướng dẫn, do vậy chúng tôi chỉ xin góp ý riêng tại điểm này: Theo nhận thức của chúng tôi, xuất phát từ mục đích để cho các doanh

Điểm 2 điều 2 của dự thảo: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền xuất khẩu không được lập cơ sở để thu mua hàng xuất khẩu.

nghiệp trong nước (DNTN) có thời gian chuẩn bị cho sự hội nhập WTO, cho nên việc đề ra một lộ trình là điều cần thiết. Lộ trình này như một rào cản nhằm hạn chế tốc độ bùng phát của những doanh nghiệp nước ngoài (DNNN) vốn có tiềm lực hùng mạnh hơn trong nước, có thể gây phương hại đến hàng loạt DNTN khi còn chưa quen với sóng gió đại dương.

Tuy nhiên, nếu vì lý do này mà chúng ta cứ duy trì mãi rào cản thì không chỉ nó đi ngược lại với tinh thần của WTO mà còn trở thành chướng ngại vật ngăn cản chính chúng ta.

Chúng tôi xin đưa ra những trở lực đang ngăn cản sự phát triển của chính chúng ta như sau:

1/ Chúng ta đang tạo thêm tầng nấc trung gian một cách hợp pháp giữa người nông dân và người mua hàng, khiến cho giá trị hàng hóa của người nông dân phải cõng thêm chi phí cho giai đoạn trung gian này.

2/ Bộ Công Thương là người chủ trì trong việc xây dựng Sàn giao dịch BCEC (Trung tâm mua bán cà phê Buôn Ma Thuột) nhằm mục tiêu để các thành viên của BCEC được có cơ hội mua bán theo phương thức đấu giá mặt hàng cà phê, tạo sự thông thương và tham chiếu với mặt bằng giá cà phê thế giới, mà thành viên là những người nông dân, những DNTN, DNNN đều được quyền tham gia.

Theo quy chế của BCEC và thông lệ đấu giá thì mọi thành viên đều có quyền mua bán trực tiếp lượng hàng của nhau. Nay cũng chính Bộ Công Thương đưa ra hướng dẫn thông tư đi ngược lại mục tiêu của Sàn giao dịch là “ĐỂ CHO HÀNG HÓA CỦA NÔNG DÂN CÓ CON ĐƯỜNG NGẮN NHẤT ĐẾN VỚI THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI”.

3/ Chúng ta có thống kê rằng, niên vụ cà phê 2010-2011, chỉ với 15 DNNN nhưng đã mua hơn 40% lượng cà phê của Việt Nam, trong khi khoảng 150 DNTN do hai vấn đề chính là thiếu vốn và giá mua thấp hơn nên không mua được lượng hàng này. Rất dễ dàng để thấy được một điều là nếu chúng ta không kịp gia nhập WTO thì số 40% lượng hàng đó của nông dân các DNTN cũng không có tiền để mua.

4/ Có ý kiến cho rằng, nếu để cho DNNN thống trị tình hình thu mua nông sản thì sẽ có một ngày nào đó họ thao túng thị trường mua bán là một suy nghĩ khá lạ lùng và ngây thơ, tiếc thay lại tồn tại trong những suy nghĩ của những cán bộ trong ngành cà phê. Chứng tỏ họ vẫn còn sống và suy nghĩ theo quán tính từ sự o bế và nuông chiều của chính sách trong quá khứ, đến nỗi không dám nghĩ là chúng ta cũng có nội lực của chính mình, quên luôn một điều đơn giản là cơ chế thị trường buộc các DNNN đến từ nhiều nước cũng phải cạnh tranh lẫn nhau để tồn tại.

5/ Duy trì những điều luật nhằm hạn chế việc DNNN mua trực tiếp hàng hóa chỉ khiến cho thế giới nhìn chúng ta chưa chứng tỏ có một nền kinh tế thị trường thực thụ chứ không ngăn cản được việc mua hàng của họ để mà bảo hộ cho DNTN.

Sở dĩ họ mua được giá cao hơn là nhờ:

– Uy tín thương hiệu giúp họ có giá bán cao hơn.

– Bởi những người mua hàng sẵn sàng trả giá cao hơn để mua từ những công ty đã có thương hiệu sẽ an toàn hơn.

– Điều hành kinh doanh hiệu quả hơn nên mua giá tốt hơn.

– Có nguồn vốn vay với lãi suất thấp hơn.

Những ưu thế đó không phải cứ là DNNN thì tự nhiên có được mà họ cũng phải trải qua sự chọn lọc khắc khe của thị trường mới tồn tại. Đó cũng chính là con đường mà DNTN chúng ta đang và sẽ đi qua.

Theo Giacaphe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới