Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Grab tập trung vào dịch vụ taxi thay vì chia sẻ xe

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Grab tập trung vào dịch vụ taxi thay vì chia sẻ xe

Chí Thịnh

Grab tập trung vào dịch vụ taxi thay vì chia sẻ xe
Các hãng taxi truyền thống đầu tư ứng dụng gọi xe, cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng… để cạnh tranh cùng Uber, Grab. Ảnh: Thành Công taxi.

(TBKTSG Online) – Trước làn sóng phản đối từ các hiệp hội taxi, công ty kinh doanh dịch vụ taxi đối với loại hình GrabCar ở một số tỉnh thành, hãng Grab đang sử dụng GrabTaxi như một át chủ bài trong thời gian tới tại thị trường Việt Nam.

Thời gian gần đây, Công ty TNHH GrabTaxi đang tập trung mở rộng khu vực hoạt động GrabBike và GrabTaxi ở nhiều tỉnh thành khác nhau trước thời điểm Đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử (Quyết định 24/QĐ-BGTVT) kết thúc. Nếu Grab không được gia hạn tiếp tục việc triển khai xe hợp đồng điện tử thì GrabCar sẽ không được phép hoạt động ở các tỉnh thành hiện nay như Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh…

Ngay trong tháng 12, Công ty TNHH GrabTaxi đã bắt đầu cung cấp thêm dịch vụ GrabTaxi ở hai khu vực là Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai). Theo thông tin từ trang web https://www.grab.com, tới thời điểm hiện tại GrabTaxi đã có mặt tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hoà và Quảng Ninh. Từ ngày 11-12, người tiêu dùng ở Vũng Tàu và Biên Hòa đã có thể yêu cầu GrabTaxi qua ứng dụng Grab.

Như vậy, có khả năng thay vì là đối thủ thì Grab lại trở thành đối tác cung cấp nền tảng kết nối cho các công ty kinh doanh taxi ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Ngoài những hãng taxi có tiềm lực tài chính, hoặc đã phát triển ứng dụng gọi xe riêng của mình… có thể các hãng taxi quy mô nhỏ cũng muốn “bắt tay” với Grab để tăng doanh thu.

Đồng thời, Công ty TNHH GrabTaxi cũng cho biết sẽ mở rộng phạm vi hoạt động “xe ôm công nghệ” GrabBike ở sáu tỉnh thành là Hải Phòng, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang (thuộc Khánh Hoà), Vũng Tàu và Cần Thơ. Trước đây, GrabBike mới chỉ có mặt ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM. Sau GrabTaxi thì GrabBike cũng sẽ trở thành sản phẩm chủ lực của hãng Grab, có khả năng thu hút số đông tài xế chạy xe ôm chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư.

Hiện nay, hãng taxi Mai Linh đã tung ra thị trường dịch vụ mới, “xe ôm công nghệ” M.Bike. Với giá cước dịch vụ tương đương với hai đối thủ là GrabBike và UberMoto; ứng dụng M.Bike bước đầu cũng lôi kéo được một số tài xế xe ôm đăng ký sử dụng M.Bike.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (sở hữu hãng taxi Vinasun) cũng cho biết đang chuẩn bị cho dự án xe ôm có tên gọi V.Bike trong năm 2017. Tuy nhiên, cho tới nay Vinasun vẫn chưa xác định ngày ra mắt của dịch vụ V.Bike nên cũng không biết thực sự họ có định tung ra thị trường dịch vụ này hay không.

Kế hoạch thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (Quyết định 24/QĐ-BGTVT) bắt đầu từ tháng 1-2016 cho tới tháng 1-2018 (thời hạn hai năm). Các công ty cung cấp ứng dụng gọi xe, các công ty kinh doanh vận tải… sẽ đăng ký với Bộ Giao thông Vận tải để tham gia Đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử (như Uber, GrabCar, V.Car…).

Mời đọc thêm:

Xe Uber, Grab bị tố vi phạm quy định danh sách hành khách

Kiến nghị dừng khẩn cấp Uber, Grab

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới