Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Hà Nội: Quy hoạch 1/500 khu đất Công ty dệt 8–3

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Hà Nội: Quy hoạch 1/500 khu đất Công ty dệt 8–3

Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội vừa công bố, bàn giao quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đất công ty dệt 8-3 tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng cho chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội.

Đồ án quy hoạch được phê duyệt là một bước quan trọng để triển khai tiếp các bước của dự án di dời nhà máy dệt 8-3, một dự án thí điểm của việc di dời các nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội thành Hà Nội.

Theo quy hoạch được duyệt, phía bắc khu đất giáp phố Minh Khai; phía đông giáp khu dệt kim Đông Xuân và khu dân cư hiện có phường Vĩnh Tuy; phía tây giáp Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, nhà máy Chỉ Khâu và khu dân cư phường Vĩnh Tuy; phía nam giáp nhà máy sợi Hà Nội. Tổng diện tích khu đất trong ranh giới quy hoạch khoảng 22,68 ha, được phân bổ thành 6 ô quy hoạch và đất đường quy hoạch với quy mô dân số gần 3.540 người.

Diện tích đất dành cho xây dựng trụ sở cơ quan, văn phòng cho thuê xấp xỉ 43.250 m2. Đất ở có diện tích khoảng 74.980 m2. Trong đó, lô đất V6A có diện tích 8.870m2, chiếm khoảng 20% quỹ đất xây dựng nhà ở cao tầng dành để phục vụ yêu cầu phát triển nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội của thành phố. Nhà ở bố trí bao quanh các công trình công cộng thấp tầng có hình thức kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan, cây xanh, khu thể dục thể thao tạo ra không gian sinh hoạt thân thiện cho người dân trong khu vực. Công trình cao nhất của khu vực có chiều cao khoảng 24 tầng.

Các khối nhà cao tầng trong khu đất có tầng 1 được bố trí phục vụ công cộng cùng cây xanh, sân vườn, nơi đỗ xe tại chân công trình. Về quy hoạch giao thông, trong khu quy hoạch có tuyến đường cấp thành phố là đường vành đai 2, mặt cắt ngang điển hình rộng 53,5m được thực hiện theo dự án riêng.

Nhà máy dệt 8-3 vốn có diện tích mặt bằng sản xuất gần 20 ha với trên 3.100 lao động, đi vào hoạt động từ năm 1965. UBND TP Hà Nội đang xem xét về cơ chế, chính sách hỗ trợ việc di chuyển này. Thành phố cũng đã đề nghị Tổng công ty Dệt may có kế hoạch tổng thể di chuyển các nhà máy đang gây ô nhiễm ra khỏi nội thành.

Nguồn: Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới