Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Hai nhà đầu tư muốn xây nhà ga hàng hóa sân bay Cát Bi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Hai nhà đầu tư muốn xây nhà ga hàng hóa sân bay Cát Bi

Lê Anh

Hai nhà đầu tư muốn xây nhà ga hàng hóa sân bay Cát Bi
VietJetAir đề xuất được xây nhà ga hàng hóa sân bay Cát Bi, Hải Phòng – Ảnh minh họa: Anh Quân

(TBKTSG Online) – Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (Hợp Thành) và hãng hàng không VietJetAir đều gửi văn bản lên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) bày tỏ mong muốn được đầu tư ga hàng hóa sân bay Cát Bi, Hải Phòng.

Theo thông tin từ Bộ GTVT, vào cuối tháng 3, Công ty Hợp Thành đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT cho phép công ty này là nhà đầu tư chính để cùng Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư xây dựng và khai thác nhà ga hàng hóa tại sân bay Cát Bi.

Đến ngày 12-5, Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VietJetAir) cũng có văn bản đề nghị Bộ GTVT giao khu đất có quy mô khoảng 6 héc ta tại sân bay này cho hãng để đầu tư xây dựng nhà ga hàng hóa và cơ sở đảm bảo kỹ thuật tàu bay.

Nguồn tin từ Bộ GTVT cho biết, trong cuộc họp sáng 15-6 với 2 nhà đầu tư, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu đề nghị Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với ACV và Ban PPP (Bộ GTVT) đưa ra được hình thức đầu tư dự án để tiến hành các bước tiếp theo.

Còn việc đầu tư dự án phải căn cứ trên quy hoạch và khai thác hạ tầng đang có và đang đầu tư. Trước đó, hồi đầu năm 2015, ACV đã khởi công dự án nhà ga hành khách sân bay Cát Bi với số vốn 1.500 tỉ đồng. Nhà ga này sẽ hoàn thành vào quí 4-2016.

Cũng liên quan đến việc xây dựng nhà ga sân bay, mới đây Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải phương án đầu tư xây dựng nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng với tổng mức đầu tư 3.200 tỉ đồng.

Theo phương án được ACV đề xuất, nhà ga mới được xây dựng nằm bên phải nhà ga hiện hữu, trên phần đất nhà ga cũ và nhà ga hàng hóa.

Nhà ga hành khách quốc tế mới được thiết kế với tổng diện tích khoảng 40.000 mét vuông sàn, gồm 40 quầy làm thủ tục, 9 cửa ra tàu bay, 4 cầu ống lồng đôi, 5 băng chuyền hành lý… cùng với hệ thống đường giao thông sân đỗ ôtô và các công trình phụ trợ.

Tổng mức đầu tư được ACV khái toán là 3.200 tỉ đồng trong đó chi phí xây dựng và thiết bị là 2.390 tỉ đồng, vốn giải phóng mặt bằng 300 tỉ đồng.

Về hình thức đầu tư, ACV kiến nghị cho phép thành lập công ty cổ phần để đầu tư, trong đó, ACV góp 10% vốn, phần còn lại do tổ hợp nhà đầu tư TASECO, AOV, HANCORP thực hiện theo hình thức BOT.

ACV kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét phê duyệt dự án và hình thức đầu tư để dự án khởi công vào tháng 1-2016 và hoàn thành  vào tháng 6-2017.

Trước đó, ba nhà đầu tư gồm Công ty cổ phần dịch vụ hàng không Thăng Long (TASECO), Công ty cổ phần Đầu tư (AOV) và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HANCORP) – viết tắt là tổ hợp nhà đầu tư TAH đề xuất với Bộ GTVT được xây dựng nhà ga hành khách sân bay Đà Nẵng với công suất 4 triệu hành khách/năm theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao).

Mời đọc thêm:

>> Đầu năm 2016 khởi công nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng

>> 1.500 tỉ đồng xây nhà ga sân bay Cát Bi, Hải Phòng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới