Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Hàng loạt giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Hàng loạt giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp

Ngọc Lan

Hàng loạt giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp
Hàng loạt giải pháp cứu thị trường và giải quyết nợ xấu đã được đề xuất. Ảnh:TL TBKTSG

(TBKTSG Online) – Tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu là hai nội dung chính được  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hôm 25-12, khi Chính phủ họp trực tuyến với các địa phương để tìm các giải pháp cho nền kinh tế.

>>> CPI tăng thấp hơn mục tiêu nhưng chưa vội mừng

>>> GDP tăng thấp nhất tính từ năm 2000

>>> Lãi suất kỳ hạn dài vẫn chưa hạ

Hội nghị diễn ra ngày 25 và 26-12 tập trung vào những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. Thủ tướng nói rằng nên coi đây như hội nghị chuyên đề nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thúc đẩy thị trường và giải quyết nợ xấu bằng những giải pháp và hành động cụ thể.

Trình bày với lãnh đạo các địa phương về dự thảo nghị quyết một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh vào nhóm giải pháp giải quyết hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

"Phá băng" bất động sản

Chính phủ nhấn mạnh trong dự thảo việc các địa phương có tồn kho bất động sản lớn hạn chế tối đa sử dụng nguồn từ ngân sách để đầu tư, xây dựng mới nhà ở tái định cư mà dùng nguồn vốn này để mua lại các dự án nhà ở thương mại phù hợp, phục vụ nhu cầu tái định cư, làm nhà ở xã hội để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua các đối tượng chính sách, thu nhập thấp.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải dành từ 20.000- 40.000 tỉ đồng thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý và thời hạn tối đa 10 năm tùy theo thời hạn sử dụng vốn để hỗ trợ các ngân hàng thương mại nhà nước phục vụ người vay mua nhà nói trên. Bên cạnh đó là giảm 50% tiền thuê đất năm 2013, 2014 với các tổ chức được nhà nước cho thuê đất. Trường hợp tiền thuê đất sau khi được giảm vẫn lớn hơn 2 lần so với tiền thuê đất phải nộp năm 2010 thì được giảm tiếp đến mức bằng 2 lần tiền thuê đất phải nộp năm 2010.

Các chủ đầu tư đã được giao đất cũng được giãn nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán hàng trong thời gian tối đa 24 tháng.

Gỡ khó cho doanh nghiệp

Chính phủ cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính đưa ra hàng loạt giải pháp trình Quốc hội xem xét, quyết

Chính phủ cũng sẽ không ban hành chính sách thực hiện việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ theo đầu phương tiện.

định như áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là 20% từ 1-7-2013 đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 200 lao động và doanh thu không quá 20 tỉ đồng/năm), áp thuế TNDN 10% từ thời gian trên đối với thu nhập từ đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội, giảm 50% thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra từ 1-7-2013 đến hết 30-6-2014 đối với việc đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội.

Các doanh nghiệp được gia hạn 6 tháng thuế TNDN, thuế GTGT quí 1 và 3 tháng thời hạn nộp thuế quí 2 và 3-2013, cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hay quy mô vừa và nhỏ.

Giải quyết nợ xấu

Về giải pháp xử lý nợ xấu, Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành nghị định về tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản Việt Nam trong tháng 1-2013, báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến. Để làm được việc này, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bên liên quan xây dựng phương án phát hành công cụ nợ Chính phủ để xử lý nợ xấu của các ngân hàng chính sách, nợ xấu cho vay theo chỉ định của Chính phủ, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước; nghiên cứu trình lên các chính sách, quy định về miễn, giảm thuế, phí liên quan đến mua bán nợ xấu và các tài sản đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, đề án tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém đang được triển khai và nợ xấu được kiểm soát. Hiện chỉ còn 1/9 tổ chức tín dụng đang được NHNN xem xét phương án tái cơ cấu phù hợp.

Ông Ninh nói để thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2013, nhất là ổn định các chỉ tiêu về tăng trưởng GDP, giảm lạm phát và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, Chính phủ hướng đến 9 nhóm giải pháp điều hành chủ đạo. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo NHNN điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả, lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, khắc phục bất cập trong quản lý thị trường vàng, cơ bản hoàn thành việc cơ cấu lại các tổ chức tài chính, tín dụng.

Đề nghị các địa phương tăng thu

Về chính sách tài khóa tăng cường chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá thì ông Ninh đề nghị các địa phương tăng thu từ 3% đến 5%.

Ông Ninh cho biết Chính phủ sẽ giao vốn ngân sách từ nay đến 2015 sớm để các địa phương chủ động cân đối nguồn đầu tư, tránh dàn trải. Tuy nhiên, các địa phương cũng phải góp phần vào việc giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản. 

“Nợ đọng xây dựng cơ bản hiện tại 91.000 tỉ đồng. Trước khi phân bổ vốn ngân sách 2013, Chính phủ yêu cầu các địa phương phải bố trí một phần nguồn vốn nhất định để bố trí trả nợ khoản này”, ông Ninh nói.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh báo cáo rằng, cân đối ngân sách năm nay bị ảnh hưởng đáng kể bởi khó khăn. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012 ước đạt 714,5 ngàn tỉ đồng, tăng 0,14% so với dự toán và tăng 5,3% so với năm 2011. Tổng chi cân đối năm nay ước đạt 904 ngàn tỉ, tăng 0,11% so với dự toán và tăng 14,6% so với năm 2011. Bội chi vẫn ở mức 4,8% và GDP tăng trưởng cả năm là 5,03%.

Ông Vinh báo cáo rằng, thị trường năm 2012 cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chính sách tiền tệ được điều hành chặt chẽ hơn, lãi suất cho vay giảm từ 5-8 điểm phần trăm so với cuối năm 2011, rủi ro hệ thống ngân hàng từng bước được kiểm soát. Tuy nhiên nợ xấu vẫn tăng ở mức cao và tín dụng tăng ở mức thấp. Tính đến 20-12, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 19,85% so với cùng kỳ năm ngoái. Huy động vốn ước tăng gần gần 21% nhưng dư nợ tín dụng chỉ ước tăng 6,45% so với cuối năm 2011.

Xuất khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, ước đạt 114,6 tỉ đô la Mỹ (tăng 18,3% so với năm 2011) và xuất siêu đã đến 284 triệu đô la, bằng 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 tăng trên 17,72 tỉ đô la Mỹ, trong đó khu vực FDI (không kể dầu thô) tăng trên 16 tỉ đô la, chiếm gần 90,4%. Còn nếu tính cả dầu thô, gần 97% tổng kim ngạch tăng thêm là do khối FDI mang lại.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới