Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Hàng tiêu dùng nhanh: thương hiệu Việt chuyển biến tích cực

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Hàng tiêu dùng nhanh: thương hiệu Việt chuyển biến tích cực

Vũ Yến

Hàng tiêu dùng nhanh: thương hiệu Việt chuyển biến tích cực
Mì tôm là một trong những mặt hàng của doanh nghiệp Việt được gười tiêu dùng Việt Nam ưa thích sử dụng. Ảnh: VY

(TBKTSG Online) – Các doanh nghiệp nội địa đã có sự chuyển biến tích cực trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ở Việt Nam trong thời gian gần đây, với mức tăng trưởng 7% về giá trị (so với 5% của hai năm trước) và đóng góp 42% trong tổng số doanh thu của toàn ngành.

Hãng nghiên cứu thị trường Nielsen vừa công bố kết quả cuộc nghiên cứu thực hiện với 100 doanh nghiệp FMCG tiêu biểu tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là những doanh nghiệp chiếm đến 85% tổng doanh số ngành hàng FMCG của khu vực trong năm 2016. Trong cuộc nghiên cứu này, Nielsen đã quan sát và phân tích về bốn ngành hàng lớn gồm thực phẩm, nước giải khát, sản phẩm chăm sóc nhà cửa và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Nghiên cứu này không xét đến các sản phẩm nước uống có cồn và thuốc lá.

Theo đó, trong năm 2016, các doanh nghiệp đa quốc gia ở Việt Nam chỉ đạt được mức tăng trưởng 2% về giá trị (so với 5% trong năm 2014) thì các doanh nghiệp nội địa đã đạt mức 7% (so với 5% của hai năm trước) và đóng góp đến 42% trong tổng số doanh thu của toàn ngành hàng FMCG.

Xét về thị phần, các doanh nghiệp nội địa vẫn đang chiếm ưu thế trong ngành hàng thực phẩm và nước giải khát với tỷ lệ 69% và 45%. Ở ngành hàng ngành hàng chăm sóc nhà cửa và chăm sóc cá nhân, mặc dù các doanh nghiệp đa quốc gia vẫn chiếm thị phần lớn trong nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì các doanh nghiệp nội địa lại thể hiện được sự chuyển biến trong năm 2016 với mức tăng tương ứng là 13% (ngành hàng chăm sóc nhà cửa) và 9% (ngành hàng chăm sóc cá nhân).

Bên cạnh cuộc nghiên cứu trên, Nielsen cũng đã thực hiện một nghiên cứu mang tên “Nguồn gốc của các nhãn hàng” để tìm hiểu sâu hơn về sở thích cũng như thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm được sản xuất bởi các nhà sản xuất nội địa và các doanh nghiệp đa quốc gia đang hoạt động trên 34 ngành hàng.

Theo đó, người tiêu dùng Việt Nam thích sử dụng các sản phẩm từ sữa (48% – sữa/bơ/phô mai/yogurt) và bánh kẹo (44% – bánh quy/snack/bánh cookie) được sản xuất từ các doanh nghiệp nội địa. Các ngàng hàng khác cũng nhận được sự ủng hộ từ người tiêu dùng trong nước như trà/cà phê (41%), thịt/hải sản đông lạnh (37%), mì ăn liền (36%), các sản phẩm về giấy (29%). Người Việt có xu hướng mua các sản phẩm tã giấy (13%), sữa bột/thức ăn dành cho trẻ em (13%) được sản xuất bởi các nhà sản xuất đa quốc gia.

Mời đọc thêm:

Quí 3, ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng 6,4%

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới