Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Hậu quả của sự thiếu minh bạch

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Hậu quả của sự thiếu minh bạch

Một nhà báo đang tác nghiệp bên ngoài Ngân hàng Société Générale (Pháp) sau sự kiện ngân hàng này phát hiện vụ lừa đảo 4,9 tỉ euro – Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Vụ lừa đảo khiến Ngân hàng Société Générale, một trong ba ngân hàng lớn nhất nước Pháp thiệt hại gần 7,2 tỉ đô la Mỹ  (khoảng 4,9 tỉ euro) khiến cho nhiều người lo ngại về tính minh bạch của thị trường tài chính.

Nghi phạm thực hiện vụ siêu lừa đảo được xem là lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính thế giới là Jerome Kerviel, 31 tuổi, bắt đầu làm việc ở Société Générale  từ năm 2000 và làm nhân viên môi giới tài chính thuộc phòng Đầu tư – Tài chính của Société Générale khoảng một năm nay.

Công việc của Kerviel ở ngân hàng liên quan đến một biến tướng của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay (nghiệp vụ Arbitrage). Có thể hiểu đây là việc lợi dụng sự chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối khác nhau để thu lời thông qua hoạt động mua và bán.

Theo Ngân hàng Société Générale, Kerviel đã sử dụng kinh nghiệm ngân hàng vừa mới có được “để phá hỏng tất cả hệ điều hành kiểm tra hoạt động của người giao dịch và sự tồn tại có thực của họ”. Ngân hàng giải thích thêm, Kerviel đã chọn những hệ điều hành ít có những biến động tiền mặt (cash movement) hay lệnh nộp tiền bảo chứng (margin call) và không yêu cầu sự xác nhận ngay lập tức. Sau đó, anh ta liền hoãn các hệ điều hành nhất định này bằng cách sử dụng các mật mã truy cập (access code) để chuyển nhượng cho các nhân viên khác.

Hành vi gian lận trên nhằm tạo giao dịch ảo để đẩy giá đồng euro nhằm kiếm lời. Vì vậy, Société Générale đã khởi kiện Jerome Kerviel về tội giả mạo giấy tờ và xâm nhập trái phép hệ thống máy tính của ngân hàng. Cảnh sát Pháp đã tiến hành thẩm tra Kerviel vào hôm 25-1 và lục soát căn hộ của anh ta ở ngoại ô Paris. Những nỗ lực tiếp cận với những luật sư ủy quyền của anh ta để nhận được một lời giải thích gần như đã thất bại.

Sự việc này Ngân hàng Société Générale cũng nhắc chúng ta nhớ đến bài học từ Ngân hàng Barings (Anh): trải qua cả trăm năm xây dựng và phát triển, nhưng chỉ một sai lầm và vô trách nhiệm của người điều hành, dẫn đến sự phá sản, nó chỉ bán được 1 bảng Anh danh dự (1995).

Giáo sư Helyette Geman về toán tài chính ở Essec, trường kinh doanh hàng đầu của nước Pháp, ngạc nhiên: “Có rất nhiều bộ óc xuất sắc ở Société Générale, tôi không hiểu sao tất cả hệ thống quản lý rủi ro và kiểm toán ở đó lại không phát hiện được gì”. Vì thế, nhiều người tỏ ra nghi ngờ lời giải thích của một trong những ngân hàng lớn nhất nước Pháp rằng “hành vi lừa đảo này chỉ liên quan đến một cá nhân”.

Sau gần một năm, vụ việc xảy ra tại một trong những ngân hàng lớn của châu Âu mới bị phát hiện với mức thiệt hại không nhỏ khiến cho bức tranh kinh tế châu Âu thêm ảm đạm và gia tăng mối nghi ngại về tính minh bạch của thị trường tài chính. Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet nhắc nhở các ngân hàng châu Âu hãy thắt chặt hoạt động kiểm soát hơn nữa để không xảy ra những vụ việc tương tự.

MỸ HẠNH (Theo các trang tin quốc tế)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới