Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Hệ lụy từ vụ sụp đổ Lehman Brothers vẫn tồn tại

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Hệ lụy từ vụ sụp đổ Lehman Brothers vẫn tồn tại

Phúc Minh

Trụ sở Lehman Brothers tại New York (Mỹ) năm 2008. Ảnh: AP

(TBKTSG Online) – Hai năm sau khi ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) nộp đơn bảo hộ phá sản (ngày 15-9-2008), tác động của cuộc khủng hoảng tài chính gần như có thể thấy tại khắp mọi nơi trên thế giới.

Theo EPFR Global, từ tháng 8-2008 đến nay, các nhà đầu tư toàn cầu đã rút 203 tỉ đô la Mỹ tiền đầu tư cổ phiếu tại các thị trường phát triển, tương đương 8,5% tổng giá trị thị trường 2.400 tỉ đô la Mỹ của các thị trường chứng khoán phát triển.

Ngược lại, các nhà đầu tư bị thu hút bởi các thị trường mới nổi. Điều này không phải vì họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro mà vì các nền kinh tế mới nổi có mức nợ thấp, triển vọng kinh tế lạc quan và được coi là bánh lái thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu thay thế các nền kinh tế phát triển.

Đồng thời, giá vàng bị đẩy lên 64% khi các nhà đầu tư tìm cách né cuộc khủng hoảng tài chính làm cho nền kinh tế suy yếu và lãi suất thấp khiến lạm phát kéo dài bằng cách mua vàng.

Các nhà đầu tư – dù thường hay quên – vẫn có thể nhìn thấy bóng tối từ Lehman Brothers, có thể do cường độ của cuộc khủng hoảng tài chính quá mạnh hoặc can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và thị trường tài chính.

Nhà chiến lược đầu tư của Công ty nghiên cứu thị trường Strategas Research Partners, ông Jason DeSena Trennert, cho rằng tác động của việc Lehman Brothers sụp đổ hiện vẫn tồn tại.

Gần đây, nhiều dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư thận trọng khi trở lại thị trường chứng khoán. Nhà giao dịch chứng khoán vĩ mô toàn cầu của Citigroup, ông Erin Browne, cho biết thông thường, thị trường phản ứng dựa trên dự báo xu hướng kinh tế, nhưng do tác động lớn của chính sách kích thích kinh tế và tiền tệ, các nhà đầu tư dự báo triển vọng kinh tế khó hơn bình thường. Người ta không dám mua vào cổ phiếu ngay khi các số liệu kinh tế được công bố mà phải xem xét cẩn thận.

Để thúc đẩy nền kinh tế khỏi thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính, các chính phủ và ngân hàng trung ương đã có hành vi can thiệp tác động trực tiếp lên thị trường. Kể từ tháng 3-2009, FED đã “tiêu hóa” khoảng 1.550 tỉ đô la Mỹ trái phiếu nợ. Việc FED mua nợ không chỉ làm tăng giá trái phiếu mà còn khiến nhà đầu tư truyền thống hướng đến các thị trường khác.

Các nhà đầu tư trở nên quan tâm đến trái phiếu của thị trường mới nổi hơn. Mặc dù với một số nhà đầu tư, thị trường mới nổi thường được coi là có nguy cơ cao nhưng vì triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan hơn Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, các thị trường này được nhà đầu tư theo đuổi.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ đang dần phục hồi. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones vẫn còn cao hơn mức 900 điểm trước khi Lehman Brothers phá sản. Chỉ số Dow Jones tăng 4,5% từ đầu tháng 9-2010, đến 10.462,77 điểm, do một loạt số liệu kinh tế Mỹ tốt hơn dự kiến làm giảm bớt mối lo ngại suy thoái kinh tế lần 2.

(theo WSJ)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới