Thứ Hai, 2/10/2023, 14:44
26 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


“Hiệp đấu” chót giữa ông Obama và ông Romney

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

“Hiệp đấu” chót giữa ông Obama và ông Romney

Phúc Minh

Tổng thống Obama và ứng cử viên đảng Cộng hòa Mitt Romney bắt tay trước cuộc tranh luận lần ba tại Đại học Lynn, bang Florida, ngày 22-10. Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Sáng nay 23-10 (theo giờ Việt Nam), hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Barack Obama và Mitt Romney tranh luận lần chót trước ngày bầu cử 6-11.

Cuộc tranh luận diễn ra tại Đại học Lynn, thành phố Boca Raton (bang Florida), tập trung vào các vấn đề đối ngoại. Cuộc tranh luận gồm 6 phần, mỗi phần 15 phút, bắt đầu bằng câu hỏi của người điều phối buổi tranh luận.

Trước đó, cuộc thăm dò do đài truyền hình CNN thực hiện sau cuộc tranh luận thứ hai cho thấy Tổng thống Obama đang dẫn trước ông Romney với 49% người được hỏi cho rằng Tổng thống Obama có khả năng hơn về chính sách đối ngoại, so với 47% cho rằng ông Romney có khả năng hơn trong lĩnh vực này.

Dưới đây là lập trường về chính sách đối ngoại của hai ứng cử viên được tờ The Wall Street Journal tóm lược:

Vấn đề

Ông Obama

Ông Romney

Syria

 

Yêu cầu Tổng thống Syria al-Assad từ chức, hỗ trợ phi vũ khí và huấn luyện cho phe đối lập.

Hy vọng tăng cường hỗ trợ cho phe đối lập và đảm bảo họ nhận được các loại vũ khí.

Afghanistan

 

Chuyển giao trách nhiệm an ninh cho người Afghanistan trước cuối năm 2014, sau đó cho phép một số lượng nhỏ quân đội Mỹ ở lại Afghanistan.

 

Muốn đánh giá tình hình chiến trường, nghe kiến nghị của các chỉ huy quân đội. Chuyển giao trách nhiệm an ninh cho người Afghanistan trong năm 2014 nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt.

Ai Cập

 

Tiếp tục hợp tác với Tổng thống Ai Cập, thành viên của Tổ chức anh em Hồi giáo, Mohammed Morsi và cung cấp viện trợ quân sự.

Hy vọng mở ra các điều kiện để đảm bảo Tổng thống Morsi duy trì hiệp ước hòa bình với Israel, chỉ trích Cairo hạn chế tự do ngôn luận.

Iran

 

Tăng cường chế tài, tìm kiếm đàm phán. Không loại trừ thủ đoạn quân sự. Không cho phép Iran có được vũ khí hạt nhân.

 

Tăng cường trừng phạt, hoài nghi các cuộc đàm phán. Không loại trừ thủ đoạn quân sự. Không cho phép Iran có khả năng về vũ khí hạt nhân.

Vũ khí hạt nhân

 

Ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới với Nga ( New START Treaty) nhằm giảm bớt kho vũ khí hạt nhân. Tổ chức hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Washington vào năm 2010.

 

Chống lại Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới. Có xu hướng tăng cường hiện đại hóa các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ để ngăn chặn hiệu quả.

 

Phòng thủ tên lửa

 

Cắt giảm tài trợ cho hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền, bãi bỏ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu thời Tổng thống George Bush. Đề xuất xây dựng hệ thống cơ sở hỗn hợp, cho phép Nga tham gia các cuộc đàm phán.

Hy vọng phục hồi chi tiêu của Mỹ vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, không thỏa hiệp với Nga.

 

Liên hiệp quốc (LHQ)

 

Hỗ trợ hoạt động ngoại giao đa phương. Ca ngợi công tác nhân đạo của LHQ, cho rằng LHQ gặp khó khăn trong việc tuân thủ nguyên tắc của tổ chức này.

Hoài nghi chủ nghĩa đa phương. Cho rằng LHQ thất bại và đe dọa cắt tài trợ cho Kế hoạch dân số LHQ.

Chi tiêu quân sự

 

Hỗ trợ cắt giảm ngân sách quân sự trong 10 năm tới, có xu hướng chi tiêu thấp hơn cho các hoạt động đặc biệt, giảm lực lượng mặt đất.

Hỗ trợ tăng chi tiêu quân sự đến 4%GDP (tổng sản phẩm quốc nội); mở rộng hoạt động đóng tàu hải quân, tăng lực lượng mặt đất.

Nga

 

Có thể mở rộng hợp tác một số vấn đề, chẳng hạn như Iran. Một số vấn đề, như Syria, không hợp tác.

Nga là kẻ thù chính trị số một của Mỹ, chỉ trích việc thiết lập lại quan hệ Mỹ-Nga.

 

Israel

 

Kêu gọi Israel đình chỉ thực hiện việc định cư tại khu vực tranh chấp, chỉ trích chính sách xây dựng khu định cư tại khu vực tranh chấp của chính phủ Israel.

Kéo gần khoảng cách giữa Mỹ và Israel, dự đoán vấn đề Trung Đông không thể giải quyết.

 

Trung Quốc

 

Âm thầm giải quyết tranh chấp, nhiều lần nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chuyển trọng tâm quân sự Mỹ đến châu Á.

 

Mô tả Bắc Kinh thao túng tiền tệ. Hy vọng dùng thủ đoạn quân sự ngăn chặn hành vi cứng rắn của Trung Quốc, kiềm chế việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Iraq

 

Tự hào thực hiện cam kết kết thúc cuộc chiến tranh Iraq vào năm 2008, cho rằng rút ​​quân khỏi Iraq là chiến lược chính xác.

 

Chỉ trích ông Obama không ký thỏa thuận trú quân lâu dài, cáo buộc ông Obama lãng phí kết quả tăng quân của Tổng thống George Bush trong năm 2007.

theo WSJ, VOA)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới