Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững ĐBSCL ‘bình thường mới’ – vai trò của MTTQ và đội ngũ trí thức”

Huỳnh Kim

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Ngày 25-3, tại Trường Đại học Cần Thơ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) TP Cần Thơ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times) tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long “bình thường mới” – vai trò của Mặt trận Tổ quốc và đội ngũ trí thức”.

Hội thảo nhằm góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện bình thường mới thích nghi với Covid-19.

Qua đó, có thể kiến nghị những giải pháp khả thi, hiệu quả để hiến kế cho trung ương, Chính phủ và lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện “bình thường mới”; đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung những chính sách, pháp luật phù hợp. Hội thảo cũng nhằm tăng cường vai trò phản biện xã hội của MTTQVN, đội ngũ trí thức nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội để phát triển vùng ĐBSCL nói chung, TP Cần Thơ nói riêng.

Tham dự hội thảo có nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý ở ĐBSCL, TPHCM và MTTQVN. Ban tổ chức đã nhận được 27 báo cáo, tập trung vào một số chủ đề như:

  • MTTQVN phát huy vai trò đội ngũ trí thức đề xuất giải pháp phát triển ĐBSCL theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ trong “bình thường mới”.
  • Vai trò của MTTQVN các cấp trong tuyên truyền, vận động, giám sát, phản biện xã hội nhằm phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện “bình thường mới”.
  • Triển khai quy hoạch phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu: vấn đề quan tâm.
  • Vai trò của hạ tầng kinh tế vùng ĐBSCL trong phát triển bền vững.
  • Phát triển nông nghiệp đa dạng đáp ứng thị trường trong điều kiện biến đổi khí hậu và “bình thường mới” hướng đến phát triển bền vững.
  • Vai trò của hợp tác xã trong phát triển chuỗi giá trị nông sản hàng hóa và định hướng trong thời gian tới.
  • Liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL.
  • Định hướng phát triển hợp tác giữa các địa phương với các viện, trường trong vùng ĐBSCL.
  • Chiến lược xây dựng nguồn nhân lực ứng dụng thành tựu công nghệ 4.0 cho phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Phát triển kinh tế trong điều kiện dịch bệnh Covid -19 đang tác động tiêu cực đến sự phát triển chung.
  • Khoa học công nghệ với phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện “bình thường mới”.
  • Vấn đề bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai và phát triển bền vững ĐBSCL.
  • Công tác quy hoạch và phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Nông nghiệp đô thị trong phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vai trò của trí thức người dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện “bình thường mới”.
  • Khai thác tiềm năng, lợi thể để phát triển du lịch nông nghiệp ĐBSCL.
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào TP Cần Thơ giai đoạn 2009-2018: vai trò thể chế cấp quốc gia và địa phương.
  • Vai trò của báo chí truyền thông trong kết nối, tập trung nguồn lực trí thức đóng góp cho phát triển bền vững ĐBSCL giai đoạn “bình thường mới”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới