Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Hơn 10.000 tỉ đồng phát triển du lịch đường sông

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Hơn 10.000 tỉ đồng phát triển du lịch đường sông

Đá Bàn

Hơn 10.000 tỉ đồng phát triển du lịch đường sông
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một trong những tuyến du lịch đường sông nội thành được xác định trong dự thảo chiến lược phát triển du lịch đường sông giai đoạn 2013 – 2015. Trong ảnh là đoạn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chảy qua Thảo cầm viên. Ảnh: Quang Chung

(TBKTSG Online) – TPHCM sẽ đầu tư mạnh vào phát triển du lịch đường sông trong những năm tới, với những chương trình và kế hoạch cụ thể.

Theo ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải, sở này đang phối hợp với các ban ngành để hoàn thiện “Chiến lược phát triển du lịch đường sông TPHCM giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020” trình UBND thành phố.

Theo dự thảo chiến lược nói trên, thành phố dự kiến sẽ đẩy tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch đường sông mỗi năm khoảng 20%; tốc độ tăng trưởng về doanh thu mỗi năm 30%… để đến năm 2020 du lịch đường sông trở thành sản phẩm du lịch chủ lực của thành phố.

Do đó, theo Sở giao thông vận tải, từ nay đến năm 2015 thành phố sẽ cải tạo 22 và xây mới 28 bến cặp, cầu tàu với tiện nghi đồng bộ – kết nối đường bộ tới các điểm tham quan phục vụ tàu thuyền, khách đi tàu; phát triển 65 điểm tham quan du lịch tại các quận huyện có các tuyến du lịch sông; xây dựng 3 điểm du lịch cộng đồng tại các huyện Củ Chi, Cần Giờ, quận 9…

Ngoài ra, thành phố cũng sẽ tổ chức 3 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch gắn với sông nước hàng năm tại khu vực bến Bạch Đằng – bến Nhà Rồng – cầu Mống; đồng thời phát triển loại hình du lịch thể thao dưới nước, nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại Cần Giờ, Củ Chi và quận 9.

Các chương trình hành động và giải pháp thực hiện mục tiêu đề cập trên được thể hiện chi tiết trong dự thảo chiến lược.

Cụ thể các phương án, giải pháp về phát triển hạ tầng vận chuyển du lịch đường sông; về cải tạo cảnh quan, môi trường, vệ sinh, trật tự an toàn sông rạch; về phát triển sản phẩm và điểm đến du lịch đường sông, ven sông; về xúc tiến và đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch đường sông… được giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở ngành.

Theo dự thảo chiến lược này, tổng vốn Nhà nước từ ngân sách thành phố dành thực hiện chương trình phát triển du lịch đường sông là 1.000 tỉ đồng; đồng thời dự kiến thu hút vốn từ nguồn vốn xã hội (cho phát triển du lịch đường sông) khoảng 10.000 tỉ đồng.

Hiện quy hoạch giao thông đường thủy TPHCM (giai đoạn 2010 – 2020) có 5 luồng tuyến chính: (i) Tuyến nội đô (từ Bạch Đằng đi các hướng trong nội thành); (ii) Tuyến phía Tây (Bạch Đằng – Củ Chi); (iii) Tuyến phía Bắc (Bạch Đằng – Hội Sơn, quận 9); (iv) Tuyến phía Đông (Bạch Đằng – Cần Giờ); (v) Tuyến phía Nam (Bạch Đằng – cảng Phú Định).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới