Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Kêu gọi hợp tác khai thác nước

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Kêu gọi hợp tác khai thác nước

Huỳnh Kim

Kêu gọi hợp tác khai thác nước
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Nguyễn Thái Lai phát biểu tại hội thảo ở Cần Thơ chiều ngày 20-3. Ảnh: H.KIM

TBKTSG Online – Phát biểu tại hội thảo “Hợp tác vì nước” tại Cần Thơ chiều nay (20-3), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai nhấn mạnh: “Thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng trong việc chia sẻ, khai thác và phát triển bền vững các nguồn nước xuyên biên giới là chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam”.

Theo ông Lai, Việt Nam nằm ở hạ lưu hai con sông quốc tế là sông Hồng và sông Mekong với 2/3 lượng nước từ ngoài biên giới chảy vào, tuy nhiên việc khai thác sử dụng nước ở thượng nguồn đang làm ảnh hưởng lớn tới hạ nguồn. Riêng vùng ĐBSCL, vựa lúa, thủy sản, trái cây của cả nước, nơi cung cấp gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới, đang và sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong.

Ông Lai cũng nhấn mạnh, ngoài hợp tác quốc tế thì hợp tác giữa các cơ quan trung ương, địa phương và các đối tượng khác nhau ở trong nước cũng phải hết sức thống nhất và cùng hướng tới mục tiêu chung góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống, cơ hội giáo dục cho người nghèo, vừa tạo ra lợi ích kinh tế, cải thiện nguồn nước, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo báo cáo của Thạc sĩ Nguyễn Đức Vinh, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, Việt Nam hiện có 2.378 con sông, nhưng lượng nước mặt bình quân đầu người chỉ còn 3.850 mét khối vào năm 2010, tức là Việt Nam đang ở trong nhóm quốc gia thiếu nước theo qui định của Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA) – ngưỡng phải từ 4.000 mét khối/người/năm. Ông Vinh kiến nghị giải pháp hợp tác liên kết sử dụng giữa nước – năng lượng – an ninh lương thực là “thực sự cần thiết đối với Việt Nam và các nước trên thế giới”.

PGS.TS Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ, cho rằng “Tài nguyên nước ở ĐBSCL đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng”. Lí do, theo ông Tuấn, do chính sách phát triển kinh tế quá nhanh nhưng thiếu kiểm soát; do tác động của biến đổi khí hậu; và do ảnh hưởng từ các công trình khai thác nguồn nước của các quốc gia ở thượng nguồn sông Mekong. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn kiến nghị: “Các cơ quan quản lí tài nguyên và cộng đồng địa phương phải có liên kết, cam kết chính trị và đầu tư tài chính hiệu quả trong việc kiểm kê, qui hoạch, khai thác, phân phối, sử dụng và bảo vệ môi trường nước”.

Tiến sĩ Bùi Du Dương, Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nhấn mạnh mô hình hợp tác về giáo dục và khoa học kĩ thuật của NUS trong bảo vệ tài nguyên nước và đưa ra sáng kiến mô hình VACI (Vietnam-based Alliance for Livable Cities Intitative – Liên danh hợp tác tại Việt Nam về đô thị bền vững). Ông Dương cho biết, mô hình này đang được thử nghiệm giữa trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội với Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia và đối tác nước ngoài là NUS và Viện Deltares (Hà Lan). Tiến sĩ Dương cho biết kết quả mô hình VACI đang “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và vị thế khoa học công nghệ nghệ ngành nước của Việt Nam”.

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ với thông điệp của Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Ban Ki-moon đưa ra nhân “Ngày nước thế giới” năm 2012: “Trừ khi chúng ta tăng cường khả năng dùng nước trong nông nghiệp một cách khôn ngoan, bằng không việc chấm dứt cái đói sẽ bất thành và rồi chúng ta sẽ tự mở cửa cho một loạt các rủi ro, bất lợi chen vào, bao gồm hạn hán, nạn đói và bất ổn về chính trị”.

Trong khi đó, hàng nghìn người dân Cần Thơ đang sẵn lòng tham gia lễ mít-tinh quốc gia hưởng ứng “Ngày nước thế giới” năm 2013 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức vào sáng mai, 21-3 với khẩu hiệu của Đại hội đồng Liệp hiệp quốc:“Nếu tất cả chúng ta cùng nhau chia sẻ, ai cũng sẽ có cơ hội sử dụng nước” (Water, water everywhere, only if we share).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới