Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Kêu gọi nghiên cứu tác động của thủy điện trên Mê Kông

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Kêu gọi nghiên cứu tác động của thủy điện trên Mê Kông

Văn Nam

Kêu gọi nghiên cứu tác động của thủy điện trên Mê Kông
ĐBSCL sẽ chịu tác động lớn bởi việc xây dựng đập thủy điện trên sông Mê Kông – Ảnh Trung Chánh.

(TBKTSG Online) – Tất cả các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong cần phải được nghiên cứu thấu đáo bởi sẽ dẫn đến tác động không nhỏ đến cả lưu vực, đặc biệt là vùng hạ nguồn sông Mê Kông.

>> Thủy điện trên dòng Mê Kông đe dọa thế giới

Đây là thông tin được ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tại hội thảo về môi trường sông Mê Kông diễn ra tại TPHCM sáng 5-3.

Lâu nay các nhà khoa học tỏ ra lo ngại về việc đang có khoảng 12 dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đang được nghiên cứu, nếu các thủy điện này được xây dựng, tác động đến khu vực hạ lưu sông Mê Kông, trong đó có ĐBSCL của Việt Nam là không nhỏ, phù sa về ĐBSCL giảm mạnh, sản lượng thủy sản mất dần.

“Đối với những công trình ngoài lãnh thổ Việt Nam thì Việt Nam đề xuất ngoài việc lợi ích của các quốc gia khác về năng lượng, cần phải đánh giá đầy đủ các mặt thiệt hại”, ông Thắng cho biết qua trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online tại hội thảo.

Theo ông Thắng thì rõ ràng việc phát triển các công trình trên sông bao giờ cũng có 2 mặt. Thủy điện mang lại hiệu quả năng lượng, hồ chứa thủy điện trữ nước vào mùa lũ để xả vào mùa khô. Chỉ cần trong mùa khô mà thủy điện đóng nước, không xả về hạ lưu thì rất nguy hiểm, mặn xâm nhập tác động đến nông nghiệp, thiếu nước sinh hoạt, thủy điện cũng sẽ ngăn lượng phù sa đổ về hạ lưu, thiệt hại đến thủy hải sản, gây xói lở bờ sông.

Theo ông Thắng, hiện nay tại vùng ĐBSCL thì xâm nhập mặn đang vào sâu, tác động mạnh nhất đối với 2 địa phương là Bến Tre, Trà Vinh do tác động nước biển dâng và suy thoái dòng chảy.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online tại hội thảo, ông Ed Grumbine, chuyên gia môi trường đến từ Đại học Bắc Arizona (Mỹ) nhận xét qua 8 năm nghiên cứu về dòng Mê Kông, ông thấy rằng mặc dù vấn đề môi trường dòng Mê Kông cực kỳ quan trọng đối với các quốc gia chịu ảnh hưởng, nhưng dường như các quốc gia vẫn chưa chịu hợp tác cùng nhau, mỗi nước hành động mỗi kiểu vì lợi ích riêng.

 

  
 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới