Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines phụ thuộc vào hỗ trợ của Chính phủ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines phụ thuộc vào hỗ trợ của Chính phủ

Việt Dũng

(TBKTSG Online) – Vietnam Airlines cho biết, khả năng hoạt động liên tục của hãng sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và việc gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp.

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines phụ thuộc vào hỗ trợ của Chính phủ
Vietnam Airlines muốn Chính phủ hỗ trợ tai chính và gia hạn các khoản vay để được hoạt đọng liên tục. Ảnh minh họa: VNA

Muốn gia hạn các khoản vay để được hoạt động

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán với kết quả kinh doanh không thay đổi đáng kể với báo cáo tự lập. Doanh thu thuần năm 2019 đạt 98.228 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.537 tỉ đồng đều tăng nhẹ. Tổng tài sản của công ty tại thời điểm 31-12-2019 đạt mức 76.455 tỉ đồng.

Dù là báo cáo tài chính năm 2019, nhưng điểm đáng chú ý ở báo cáo này là cập nhật tình hình của hãng những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Vietnam Airlines cho biết, sự kiện đã tác động trực tiếp đến doanh thu lõi của công ty từ hoạt động vận tải hàng không. Ban giám đốc đã đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của Covid-19 đối với tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, kèm theo các kế hoạch thích hợp trong ngắn hạn và dài hạn để kiểm soát sự không chắc chắn.
Theo đó, khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và việc gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp.

Phía công ty đã gửi công căn kêu gọi Chính phủ đưa ra những hỗ trợ cần thiết, bao gồm: Cấp các khoản vay trong gói hỗ trợ của Chính phủ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19; giảm thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước; hỗ trợ trong vấn đề thương thảo với các bên cho vay/chủ nợ và các tổ chức khác nhằm gia hạn các khoản vay và giãn nghĩa vụ thanh toán.

Vietnam Airlines cho biết khoản hỗ trợ tài chính đang trong quá trình xem xét và phục thuộc vào quyết định phê duyệt của Chính phủ. Bên cạnh đó, ban giám đốc đang chủ động xem xét lại chiến lược kinh doanh, làm việc với các đối tác, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nhằm ứng phó với tình hình tài chính hiện tại.

Trước đó, theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gửi Chính phủ, Vietnam Airlines là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines ước đạt 19.212 tỉ đồng, giảm 6.712 tỉ so với cùng kỳ và lỗ 2.383 tỉ đồng.

Dự kiến cả năm 2020 nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quí 4-2020, tổng doanh thu của Vietnam Airlines ước đạt 38.140 tỉ đồng, giảm 72.411 tỉ đồng so với kế hoạch 2020 và ước lỗ 19.651 tỉ đồng.

Bán nhiều máy bay và thoái vốn tại Cambodia Angkor Air

Vietnam Airlines cho biết trong năm 2020, Thủ tướng chấp nhận phương án tái cơ cấu khoản đầu tư vào Hãng hàng không Cambodia Angkor Air (K6). Doanh nghiệp hiện đang triển khai việc thoái vốn khoản đầu tư trên.

Theo hồ sơ yêu cầu chào giá ngày 27-9-2019, Vietnam Airlines đang nắm giữ 59% vốn điều lệ của K6. Trong đó, Vietnam Airlines góp vốn trực tiếp 49% và ủy thác qua Công ty TNHH MTV Đầu tư – du lịch và vận tải biển Phương Nam để Phương Nam ủy thác tiếp cho Kasimex góp 10% vốn điều lệ của K6.

Theo kế hoạch, Vietnam Airlines mong muốn thoái toàn bộ 59% vốn tại K6 theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thoái 49 triệu USD, tương đương 49% vốn sau thời gian 6 tháng kể từ khi các bên liên quan ký kết bản ghi nhớ. Giai đoạn 2 thoái 14 triệu USD, tương đương 14% vốn điều lệ K6 trong thời gian 36 tháng tiếp theo.

Trong tài liệu mời chào giá, Vietnam Airlines cho biết hãng và nhà đầu tư đã ký biên bản ghi nhớ để ghi nhận kết quả đảm phán về một số điểm cốt lõi trong giao dịch mua bán sáp nhập.

Bên cạnh việc thoái vốn tại Cambodia Angkor Air, trên báo cáo tài chính, Vietnam Airlines còn cho biết đã ký các hợp đồng bán 5 máy bay A321 với tổng giá trị thanh lý khoảng hơn 37 triệu USD. Việc bàn giao các máy bay này dự kiến sẽ hoàn thành vào trước tháng 6.

Được biết, tính đến cuối năm 2019, Vietnam Airlines  ghi nhận việc thuê tài chính 29 máy bay bao gồm các loại máy bay A321, B787 và ATR-72, với giá trị còn lại là 29.268 tỉ đồng.

Ngoài ra, hãng hàng không quốc gia còn đang thuê hoạt động 75 máy bay với hình thức thuê khô, bao gồm: A321 (16 máy bay), A321 NEO (19 máy bay), A320 (18 máy bay), ATR72 (1 máy bay), B787-9 (4 máy bay), A350 (14 máy bay) và B787-10 (3 máy bay).

Không chỉ thanh lý máy bay, trước đó, ban lãnh đạo Vietnam Airlines cũng đã lên kế hoạch cắt giảm lương, nhân sự trước tác động của dịch bệnh Covid-19.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới