Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Khẩn trương rà soát các dự án điện mặt trời trên 100kWp

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Khẩn trương rà soát các dự án điện mặt trời trên 100kWp

Lan Nhi

(KTSG Online) – Đến hết năm 2020, chính sách giá mua ưu đãi đối với các dự án điện mặt trời sẽ kết thúc và hiện vẫn chưa có chính sách ưu đãi mới. Tuy nhiên, hệ lụy do ồ ạt đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) này khiến tổng thể ngành điện đối mặt với nhiều thách thức. Bộ Công Thương hiện đã thành lập đoàn kiểm tra các dự án để rà soát toàn bộ hệ thống điện mặt trời tại các địa phương.

Khẩn trương rà soát các dự án điện mặt trời trên 100kWp
Các dự án điện mặt trời trên 100kWp tại các địa phương đều phải rà soát toàn bộ để đáp ứng khả năng vận hành và khả năng tiêu thụ của nền kinh tế. Trong ảnh là dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời nổi tại tỉnh Bình Thuận. Ảnh: TTXVN

Ngày 10-3, Bộ Công Thương cho biết theo chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 185 (2-2021) về việc rà soát tổng thể toàn bộ các dự án điện mặt trời mặt đất và điện mặt trời mái nhà, Bộ này đã có văn bản hỏa tốc, hôm 8-3, đề nghị UBND các tỉnh, thành và Tập đoàn điện lực (EVN) khẩn trương thực hiện rà soát, tổng hợp về vấn đề này.

Theo đó, Bộ đề nghị EVN tổng hợp các dự án điện mặt trời được hưởng giá bán điện ưu đãi (giá FIT) đến hết năm 2020. Các tổng công ty điện lực, đơn vị điện lực tỉnh lập danh sách đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) có quy mô công suất từ 100kWp trở lên đã đi vào vận hành, được áp dụng giá bán điện ưu đãi đến hết 2020. Trong số này, cần xác nhận các hệ thống ĐMTMN đảm bảo tuân thủ quy định về phát triển, đấu nối, công nhận ngày vận hành, ký hợp đồng mua bán điện… và có văn bản gửi Sở Công Thương trên địa bàn tỉnh trước ngày 11-3 để cung cấp danh sách hệ thống ĐMTMN tổng hợp.

Danh sách nói trên nhằm giúp rà soát, nghiên cứu, đề xuất giải pháp vận hành có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất việc cắt giảm nguồn điện mặt trời đã đi vào hận hành cũng như sự thiệt hại của các nhà đầu tư.

Tại các địa phương, cơ quan quản lý điện lực sẽ phải đánh giá ĐMTMN trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả dự án điện mặt trời mặt đất nối lưới và ĐMTMN có quy mô công suất từ 100kWp trở lên.

Các hệ thống ĐMTMN được đầu tư trong những năm gần đây có quy mô công suất lớn gấp 20 lần so với mục tiêu đề ra là 800MW (đến năm 2020) tại Tổng quy hoạch điện VII (điều chỉnh). Công suất các nguồn điện mặt trời trên mặt đất là 8.838MW, công suất nguồn ĐMTMN khoảng 8.000MW. Do cung vượt quá khả năng truyền tải nên gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, nhất là tình trạng rã lưới hoặc không thể tiếp nhận được nguồn điện, gây khó cho các nhà đầu tư.

Đầu năm 2021 đến nay, EVN đã phải lập phương án cắt giảm nguồn điện mặt trời để đảm bảo an toàn hệ thống. Tại dự thảo Quy hoạch điện VIII mà Bộ Công Thương đang lấy ý kiến, NLTT, trong đó có ĐMTMN vẫn được ưu tiên phát triển nhưng việc có được hưởng cơ chế ưu đãi không và phát triển đồng bộ theo hướng nào còn chưa có quyết định cuối.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới