Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Khảo sát của Trung tâm WTO (VCCI): 41% doanh nghiệp thu lợi từ EVFTA

T.Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Theo kết quả khảo sát của hơn 500 doanh nghiệp trên cả nước, có khoảng 41% doanh nghiệp thông tin đã từng thu lợi ích nhất định từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Trong đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu tăng trưởng ấn tượng như sắt thép, máy móc, linh kiện…

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có mức tăng trưởng ấn tượng sang thị trường châu Âu như sắt thép, linh kiện . Ảnh minh họa: T.L

Khảo sát trên do Trung tâm WTO và hội nhập (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) thực hiện. Mục đích để đánh giá nhận thức của doanh nghiệp đối với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu sau 2 năm thực thi.

Cũng theo kết quả khảo sát, có khoảng 94% doanh nghiệp biết đến Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu ở các mức độ khác nhau. Trong đó, có khoảng 41% doanh nghiệp từng thu được lợi ích nhất định từ hiệp định này. Trong đó, phổ biến nhất là các ưu đãi thuế quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 2 năm thực thi hiệp định, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng sang thị trường châu Âu như sắt thép (tăng 739%); máy ảnh, máy quay phim, linh kiện (tăng 260%); máy móc và thiết bị (tăng 82,3%).

Ngoài ra, một số mặt hàng mới cũng có tăng trưởng cao sang thị trường châu Âu như gạo, sản phẩm mây tre, cói thảm tăng (trên 50%); các sản phẩm gốm, sứ (tăng trên 25%); nhóm rau quả, dây điện và dây cáp điện (tăng trên 15%).

Báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, sau 2 năm thực thi (giai đoạn 2020-2022), tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường châu Âu đạt 83,4 tỉ đô la Mỹ (trung bình 41,7 tỉ đô la Mỹ/năm, cao hơn tới 24% so với giai đoạn 2016-2019). Trong đó, tỷ lệ hàng xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan của hiệp định này đạt 14,8% trong năm 2020 và tăng lên thành 24,5% trong 6 tháng của năm 2022.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng gặp phải trở ngại khiến họ khó hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu. Nhất là các yếu tố biến động và bất định của thị trường (47% doanh nghiệp đề cập), năng lực cạnh tranh hạn chế (46%), thiếu thông tin về cam kết và thách thức tận dụng (40%).

Theo Bộ Công Thương, TTXVN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới