Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Khát vọng làng ở một khu đô thị mới tại Đắk Lắk

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Khát vọng làng ở một khu đô thị mới tại Đắk Lắk

Nguyên Đức

Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Ân Phú cho biết vừa hoàn tất nghiệm thu hạ tầng, hoàn chỉnh pháp lý và đưa vào khai thác dự án Khu đô thị Ân Phú (Hà Huy Tập, Tân An, Buôn Ma Thuột). Tâm nguyện nhà đầu tư khu đô thị này, là mong xây dựng một không gian văn hóa cộng đồng, vừa hiện đại vừa gìn giữ những bản sắc truyền thống, để cư dân an cư.

Ông Huỳnh Quang Trí, Phó giám đốc doanh nghiệp nhấn mạnh, đến nay, các cơ quan chức năng tại địa phương đã hoàn tất thẩm định, ghi nhận dự án Khu đô thị Ân Phú hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm yêu cầu cho phép người dân sở hữu đất nền được quyền tự xây dựng nhà ở. Doanh nghiệp cũng đã hợp tác ngân hàng, hoàn thiện các nghĩa vụ tài chính, các thủ tục pháp lý cần thiết để phân lô đất nền sở hữu dài lâu cho người sở hữu. Người dân có nhu cầu chỉ cần đặt cọc, hợp đồng với chủ đầu tư, là có ngay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất!

Khát vọng làng ở một khu đô thị mới tại Đắk Lắk
Dự án Khu đô thị Ân Phú (Hà Huy Tập, Tân An, Buôn Ma Thuột).

Điểm nhấn cơ hội cho nhà đầu tư

Ông Trí nhấn mạnh, ưu thế của khu đô thị Ân Phú, là nằm ngay vùng “lõi” cụm quy hoạch đô thị phía bắc thành phố Buôn Ma Thuột, điểm kết nối quan trọng giữa các dự án đầu tư phát triển, mở rộng thành phố này.

Theo quy hoạch chung đến năm 2030 của địa phương, Buôn Ma Thuột đã định vị xây dựng 4 cụm đô thị mới, lan ra vành đai ngoại vi, để giãn rộng địa bàn. Cụm đô thị phía bắc Buôn Ma Thuột, nằm ở cửa ngõ thành phố và huyện Cư M’ga là khu vực đầu tư mở đường cho các cụm đô thị kia. Trong đó, quy hoạch đã duyệt của cụm đô thị này xác định, khu vực phường Tân An (Buôn Ma Thuột) là “lõi” đầu tư trung tâm hành chính, công sở mới của địa phương, tập trung các hạng mục bến xe, bệnh viện, viện nghiên cứu… Khu đô thị Ân Phú lại là dự án đầu tiên của “lõi” đầu tư quy hoạch này.

Theo đó, khu đô thị được quy hoạch hơn 500 lô đất nền và nhà phố thương mại liền kề, mô hình khu dân cư phục vụ các hoạt động hành chính tương lai và an cư cho người dân có nhu cầu giãn khỏi trung tâm Buôn Ma Thuột, người dân từ nơi khác về địa phương. Trong bán kính 2km quanh dự án, là các trục giao thông mặt cắt 32-45 mét, kết nối bắc nam thuận lợi cho giao thương, đi lại; là các trường đại học, công sở, khu đô thị thương mại du lịch tương quan… Tất cả cho phép người dân đăng ký sở hữu đất và nhà ở tại đây cơ hội rất lớn về kinh doanh thương mại cũng như an cư ổn định cuộc sống, thuận tiện sinh hoạt và học tập.

Mơ ước mở làng giữa lòng đô thị!

Tuy nhiên, theo chủ đầu tư, thế mạnh của khu đô thị không chỉ nằm ở vị trí đắc địa, liên kết với các giá trị ngoại quan, mà ở ngay nội tại thiết kế, chú ý khai thác các giá trị văn hóa cộng đồng, xây dựng “làng văn hóa” giữa lòng đô thị này.

Ông Phan Tá Sinh, Phó giám đốc Ân Phú chia sẻ: “Chúng tôi muốn mở ở đây một mô hình làng Tây Nguyên, với đời sống hiện đại, đầy đủ các tiện nghi, mà không tách rời những giá trị truyền thống sẵn có của người dân bản địa. Khu đô thị chúng tôi sẽ là điểm lựa chọn của những nhu cầu nhà ở thực tế, những người dân có nhu cầu an cư thật sự, qua đó họ cùng xây đắp quan hệ hàng xóm láng giềng, tạo tình làng nghĩa xóm bền vững, không phải đô thị đơn điệu, nhà ai nấy ở và không có những hoạt động chung”.

Biểu hiện cơ bản của ý tưởng này, là khu đô thị Ân Phú có 3 công viên lớn với diện tích 2,6 héc-ta, theo mô hình công viên chủ đề, trong đó công viên lớn nhất xây dựng biểu tượng Lửa thiêng đại ngàn cao 17 mét, hứa hẹn sẽ là điểm nhấn thức tỉnh các giá trị văn hóa nội khu dân cư. Xoay quanh các công viên, là tổng thể những biểu trưng văn hóa Tây Nguyên được chọn lọc về, để cư dân khu đô thị có một cách nhìn thấu đáo về vùng đất cao nguyên đại ngàn đầy tính sử thi. Giữa khu đô thị, là vị trí một nhà văn hóa với thiết kế nhiều chức năng như bảo tàng Tây Nguyên thu gọn, nhà sách, cơ sở học tập kỹ năng cho thanh thiếu niên… giúp cư dân tăng thêm tri thức văn hóa vùng. Những công viên sẽ ưu tiên tổ chức hoạt động sinh hoạt cộng đồng định kỳ về sau, tạo quan hệ giao tiếp giữa các nhóm cư dân với nhau, và liên kết với các đô thị, điểm cư dân văn hóa khác.

Cách tổ chức khu đô thị cũng được chủ đầu tư quan tâm theo hướng ưu tiên tạo ra cơ hội kết nối thương mại, dịch vụ, tiện ích cho cư dân. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị được xây dựng hoàn chỉnh, với lưới điện, cáp quang viễn thông ngầm hóa toàn bộ, hệ thống cấp thoát nước an toàn thông thoát, cho phép các căn hộ, nhà ở tại đây tận dụng được những tiện ích sinh hoạt đời sống. Đặc biệt về liên lạc, mạng lưới cáp quang trong khu đô thị được đầu tư chất lượng cao, nhắm đến khả năng phục vụ tốt nhất nhu cầu kết nối băng thông rộng Internet, số hóa trong các gia đình. Qua đó, mỗi căn nhà ở đây có thể trở thành cơ sở kinh doanh trực tuyến cho người dân, toàn quyền sử dụng các tiện ích mạng xã hội, ứng dụng công nghệ số, thanh toán điện tử, giao nhận tốt nhất.

“Đã qua đi thời mỗi nhà là những gian phòng bê tông khép kín. Phải hiểu rằng người dân sẽ biến chỗ ngủ, phòng làm việc thành văn phòng giao dịch, tổ hợp kinh doanh sáng tạo. Hàng hóa các nơi, nông sản ở Tây Nguyên, sẽ được họ khai thác, vận hành qua cánh cửa căn hộ, và chúng tôi mong khu đô thị chính là điểm lựa chọn như vậy, thực sự phục vụ cư dân kinh doanh và sinh hoạt tốt nhất. Qua đó, cư dân có thu nhập, có điều kiện sống tốt hơn, sẽ càng gắn kết với nhau, tạo nên sức mạnh cộng đồng lớn ở khu đô thị này. Đó mới chính là nếp sống văn minh châu Âu, hội nhập toàn cầu, nhưng không tách khỏi hình ảnh làng xóm truyền thống, mà khung cảnh khu đô thị Ân Phú chúng tôi mong tạo nên”, ông Sinh kết luận như vậy.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới