Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Khí gas chảy về phương Đông nhưng giá vẫn cao

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Khí gas chảy về phương Đông nhưng giá vẫn cao

Hải Hà

Khí gas chảy về phương Đông nhưng giá vẫn cao
Nguồn cung khí gas chảy về phương Đông nhưng giá vẫn cao. Ảnh: TL

(TBKTSG Online) – Nhu cầu khí gas hóa lỏng bùng nổ ở châu Á làm tăng dòng chảy khí từ Qatar và Mỹ sang phương Đông nhưng giá chưa chắc giảm.

Các chuyên gia ước tính nhập khẩu khí gas hóa lỏng (LNG) của châu Á dự kiến sẽ đạt 152 triệu tấn trong năm nay, cao hơn 15% so với năm 2010. Đến năm 2020, khối lượng nhập khẩu có thể tăng lên khoảng 225 triệu tấn. Tuy nhiên, giá LNG ở châu Á hiện cao hơn nhiều so giá thế giới bởi việc định giá cho các hợp đồng dài hạn gắn với giá dầu.

LNG giao tháng 10-2011 tại châu Á hiện có giá 16 đô la Mỹ/mmBtu, cao gấp bốn lần giá khí gas tại Mỹ và cao hơn gần 7 đô la Mỹ/mmBtu so giá tham khảo của Anh.

Mức chênh lệch quá lớn này đã gây ra nhiều tranh cãi. Tại một hội thảo ở Singapore, giám đốc tài chính LNG của công ty India's Petronet, ông R.K. Garg, cho rằng: “Không thể kéo dài tình trạng giá chênh lệnh quá mức như hiện nay với bất cứ lý do nào. Cần rút ngắn khoảng cách càng sớm càng tốt”. Ông cho rằng sẽ có sự cạnh tranh gia tăng về nguồn cung.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng xóa sổ sự chênh lệch giá là điều không thể. Nhu cầu khí gas ở phương Đông không ngừng gia tăng. Năm nay, thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản buộc nước này phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu khí để bù lại phần thiếu hụt điện hạt nhân.

Hãng Qatargas đã tăng cường cung cấp khí gas cho Nhật Bản sau khủng hoảng hạt nhân, cho biết hy vọng sẽ ký được những hợp đồng cung cấp dài hạn hơn với Nhật Bản. Bên cạnh đó, Qatargas cũng muốn tăng gấp đôi cung LNG cho châu Á từ mức 11 triệu tấn hiện nay lên trên 20 triệu tấn.

Mỹ cũng được xem là nguồn cung mới có nhiều triển vọng. Nhật Bản hy vọng sẽ bắt đầu mua khí gas từ Mỹ kể từ năm 2015. Cheniere Energy là một trong nhiều hãng cung cấp đang muốn tăng xuất khẩu khí sau khi sản lượng tăng mạnh kể từ năm 2005 khiến giá tại Mỹ giảm. Cheniere có kế hoạch bán khí gas từ nhà máy Sabine Pass với giá cao hơn 2 đô la Mỹ/mmBtu so với giá tham khảo tại Mỹ.

Ấn Độ cũng đang tìm kiếm LNG trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nhanh, và đang hướng về nguồn cung từ Mỹ để được mua với giá rẻ hơn nhiều so với châu Á.

(theo Reuters)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới