Thứ Ba, 15/10/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Khi nông dân nản trồng lúa

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Khi nông dân nản trồng lúa

Phụng Thơ

Nuôi tôm ở Cần Giờ. Ảnh: Đình Dũng

(TBKTSG) - Tôi là con của một gia đình nông dân nên rất trăn trở cùng nông dân. Trên báo đài, trong các hội nghị, diễn đàn đều thấy nói chuyện khuyến nông, quy hoạch. Nhưng nơi tôi sinh ra và lớn lên đến giờ này chẳng thấy quy hoạch cho nông dân trồng cây gì, nuôi con gì để có lợi?

Nông dân quê tôi thường chọn giống lúa theo tin đồn. Khi lúa rớt giá thê thảm, nông dân lỗ nặng, buồn quá “chạy” tìm giống bắp lai “theo quảng cáo”. Thu hoạch bắp xong, chẳng thấy ai đến thu mua như hứa hẹn lúc bán giống hoặc có mua thì giá rẻ bèo. Lại lỗ! Vậy là bà con lại đi mua gừng củ về trồng. Và lại “ế”! Rồi tiếp theo là mía, khoai, heo, cá... mà chẳng có lối nào thoát ra khỏi cái “ế”.

Khi tự phát trồng trọt, chăn nuôi ào ạt như vậy sẽ dẫn đến thừa cung cục bộ. Điệp khúc trúng mùa, rớt giá liên tục lặp lại theo từng chu kỳ. Cuối cùng thì nhà nông “mèo lại hoàn mèo”! Nghèo khó cứ đeo sau lưng.

Thực tế cho thấy, nông dân rất lúng túng trong việc tìm hướng đi cho việc sản xuất của mình. Họ không được hướng dẫn quy hoạch cây trồng, vật nuôi; giúp định hướng trong việc chọn giống, áp dụng phương thức sản xuất tối ưu... thì không thể tránh khỏi chuyện nản lòng và quay lưng với cây lúa, nản lòng với nghĩa vụ thiêng liêng an ninh lương thực!

Nhớ có lần một đài truyền hình ghé nhà dì tôi đề nghị quay phim về hiệu quả của việc vay vốn nhà nước chăn nuôi heo. Cả nhà tôi không đồng ý vì dì tôi không hề vay vốn ngân hàng để chăn nuôi heo. Không hiểu vì sao họ lại có ý tưởng “lạ lùng” như vậy. Nghe đâu cuối cùng vẫn phát hình giới thiệu chuồng heo có nhiều con heo mập ú. Thật buồn cười!

Năm 1996, tôi tốt nghiệp ra trường, học làm nông dân nên mua cá rô giống về thả xuống ruộng nuôi. Ba tôi chăm sóc vất vả. Đài truyền hình tới phỏng vấn và quay gương nông dân điển hình. Trong phóng sự đó, người ta dự tính số lượng cá rô sẽ thu hoạch là bao nhiêu tấn mà chính gia đình tôi còn không biết. Cuối cùng họ công bố trên đài là lợi nhuận thu được của gia đình tôi ước trên 30 triệu đồng (trong khi cá còn nằm dưới mặt nước ruộng mênh mông). Kết quả khi thu hoạch, may là gia đình tôi không lỗ, lấy đâu ra lời vài chục triệu như đài đưa tin?!

Không biết chính quyền trung ương và tỉnh khi đưa ra chủ trương, chính sách cho nông dân có tổ chức kiểm tra việc thực hiện hay không? Hay chỉ dựa trên những con số báo cáo từ dưới tổng hợp thành tổng số nông dân nghèo được hỗ trợ...?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới