Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Khó đẩy nhanh các dự án điện chậm tiến độ, vì sao?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Khó đẩy nhanh các dự án điện chậm tiến độ, vì sao?

Lan Nhi

(TBKTSG Online) – Nghị quyết 55-NQ/TW vừa được Bộ Chính trị ban hành đã định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, yêu cầu xử lý nghiêm đối với các dự án năng lượng chậm tiến độ, ảnh hưởng đến năng lượng quốc gia. Quyết định đúng đắn này cũng là một thách thức vì có quá nhiều khó khăn khách quan đang khiến các dự án năng lượng triển khai ngày càng chậm.

Khó đẩy nhanh các dự án điện chậm tiến độ, vì sao?
Trung tâm điện lực Dung Quất mới hoàn thành phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và dự kiến khởi công trong quý I năm nay Ảnh:EVN

 

Ngay từ giữa năm 2019, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) đã báo cáo bộ về 47 dự án điện chậm tiến độ trong Quy hoạch điện VII, chủ yếu là nhiệt điện than. Trong tổng số 62 dự án có tổng công suất trên 200 MW thì chỉ có 15 dự án đạt tiến độ; 47 dự án còn lại có dự án còn chưa xác định được tiến độ, nếu đem so với tiến độ đã nêu trong Quy hoạch điện VII.

Nếu căn cứ vào Nghị quyết 55 (ban hành ngày 18-2) thì các dự án này có khả năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm về chậm tiến độ đầu tư. Trong số này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN ) là chủ đầu tư 8 dự án trọng điểm, tổng công suất 11.400 MW từ 2016-2025. Cả 8 dự án này đều gặp khó khăn, vướng mắc. Tập đoàn Than – Khoáng sản (TKV) có 2 dự án trong giai đoạn 2016-2020 thì cả 2 dự án đều chậm tiến độ từ 2 năm trở lên. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có 7 dự án cũng đều chậm nhiều năm.

Cái khó thứ nhất dẫn đến việc chậm tiến độ là việc thay đổi chính sách trong bảo lãnh các dự án điện. Trước đây, các dự án đầu tư vào nguồn điện của PVN, TKV hay EVN, nhất là các dự án tỉ đô la đều được Chính phủ bảo lãnh nên việc thu xếp vốn rất nhanh. Nhưng kể từ năm 2009, trước sức ép nợ công, Chính phủ chỉ bảo lãnh cho các dự án truyển tải điện mà đưa dần đầu tư nguồn điện ra cơ chế thị trường, cho tư nhân tham gia nhiều hơn. Do đó, các tập đoàn bị "mặt kẹt" về vốn.

Đơn cử, TKV đã khởi công Dự án nhiệt điện Quỳnh Lập I (Nghệ An) từ cách đây 5 năm với tổng mức đầu tư 48.500 tỉ đồng. Việc chậm trễ này có một phần nguyên nhân là thay đổi các đối tác vì cơ chế bảo lãnh Chính phủ trước đây cho dự án không còn nữa. Ban đầu, TKV có 36% vốn góp. Hai nhà đầu tư khác là Doosan (Hàn Quốc) và Lilama-Narime (Việt Nam) góp 64%. Tuy nhiên, do cơ chế bảo lãnh không còn, các cổ đông đã rút lui và mới đây TKV đã phát đi thông báo mời hợp tác đầu tư cho dự án 1200MW này. Vấn đề hiện nay, dự án muốn khởi động tiếp phải tính toán lại cả hiệu quả đầu tư do giá điện đưa ra trong phương án trước đây được phê duyệt cũng không khả thi vì quá cao.

Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng từng cho rằng, nguyên nhân khác nữa là quy định tại một số luật trong việc đầu tư các dự án công còn chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn với nhau nên các dự án ngày càng ì ạch kéo dài.

Hồi tháng 8-2019, Chính phủ đã có văn bản yêu cầu Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đẩy nhanh các thủ tục triển khai gấp 9 dự án nguồn điện của EVN, nhất là tháo gỡ những thủ tục vượt thẩm quyền giải quyết cấp bộ nhưng đến nay, tiến triển không đáng kể.

Vấn đề tại các dự án như Nhiệt điện Quảng Trạch 1, Quảng Trạch II, Dung Quất I, II; Ô Môn III, Ô Môn VI…là do cơ chế hiện hành về đầu tư, xây dựng còn thiếu thống nhất, dẫn đễn những khó khăn và công tác chuẩn bị đầu tư kéo dài.

Một số dự án đang thực hiện đầu tư nhưng lại thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản mới như Luật quy hoạch…dẫn đến đầu mối thực hiện thẩm định đầu tư không nhất quán, làm doanh nghiệp không thể xử lý được. Nhiều dự án điện khí như Dung Quất lấy khí từ dự án Cá Voi Xanh nhưng dự án này cũng đang tắc.

Chưa kể đến nhiều địa phương như Long An, Bạc Liêu… không muốn đầu tư các dự án nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường nên đã làm các văn bản đề nghị loại bỏ cả các dự án điện trong tổng sơ đồ VII tại địa phương ra khỏi quy hoạch hoặc thay đổi phương thức đầu tư bằng nguồn nguyên liệu đầu vào khác.

Giảm thiểu nguy cơ thiếu điện: Gỡ khó cho 9 dự án đã đủ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới