Chủ Nhật, 1/10/2023, 12:09
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Khó hiểu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Khó hiểu

Lê Hoa

(TBKTSG) – Thông thường các số liệu về kinh tế – xã hội mô tả phần nào bức tranh tổng quát của nền kinh tế, qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra các chính sách đúng hướng. Vì vậy, những số liệu thống kê cần phải chính xác, dù không đến mức 100%, nhưng cũng phải phản ánh đúng tình hình. Bên cạnh đó, những số liệu này cần được thống nhất và công bố để các chuyên gia cũng như người dân được biết.

Có một điểm rất quen thuộc đối với hầu hết các số liệu thống kê là tăng trưởng của quí sau thường cao hơn quí trước. Chẳng hạn, quí 1 có mức tồn kho rất cao, nhập khẩu giảm sâu, trong khi sản xuất của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu, tăng trưởng dư nợ tín dụng âm do các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn. Với những dấu hiệu đó thì không thể có mở rộng sản xuất của kỳ tiếp theo. Nhưng các số liệu thống kê lại phản ánh điều ngược lại. Nếu đúng như vậy thì nền kinh tế Việt Nam vận hành thật khó hiểu.

Nếu không tiếp cận được vốn, hàng tồn kho nhiều nhưng vẫn mở rộng sản xuất, cũng có thể lập luận là do các năm trước đầu tư quá nhiều, tài sản vẫn còn đó nên vẫn duy trì được sản xuất nhưng không thể có tăng trưởng trừ khi năng suất tổng hợp tăng lên đột ngột, và điều này có thể kéo dài được bao lâu? Hàng không bán được mà vẫn mở rộng sản xuất thì đúng là khó hiểu? Hơn nữa nguyên vật liệu đầu vào và máy móc thiết bị để sản xuất trong nước chủ yếu là nhập khẩu, nhưng năm nay vì khó khăn về vốn nên doanh nghiệp có thể không nhập nữa mà sử dụng đồ cũ. Nhưng điều này cũng không thể kéo dài được. Vì vậy, trong nhiều trường hợp dù phải sử dụng số liệu thống kê, nhưng rất khó lý giải được những mâu thuẫn giữa các con số.

Một ví dụ khác. Theo trang web của Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội chín tháng đầu năm 2012 là 708.600 tỉ đồng, tăng trưởng theo giá thực tế là 8,6%. Với chỉ số giá tiêu dùng bình quân chín tháng năm 2012 so với chín tháng năm 2011 là 9,96% thì rất có thể tăng trưởng về vốn là âm. Nhưng theo một báo cáo của cơ quan thống kê mới đây, vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế lại là 719.000 tỉ đồng, tăng khoảng 1,4%, nhưng thật bất ngờ khi loại trừ yếu tố giá thì tăng trưởng về vốn đầu tư lại là 6,8% theo giá năm 1994 và 6,6% theo giá năm 2010, và chiếm xấp xỉ 36% GDP. Mới hơn nữa trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỷ lệ vốn đầu tư năm 2012 chỉ là 29,5% GDP. Như vậy, mỗi một con số cho người ta thấy những bức tranh rất khác nhau về nền kinh tế. Lý giải thế nào đây?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới