Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Không dễ thu hút đầu tư vào chế biến thực phẩm ở ĐBSCL

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Không dễ thu hút đầu tư vào chế biến thực phẩm ở ĐBSCL

Trung Chánh

Không dễ thu hút đầu tư vào chế biến thực phẩm ở ĐBSCL
Ông Nguyễn Phương Lam (giữa), Phó giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ trình bày tại hội nghị ở thành phố Cần Thơ vào hôm nay, 12-12. Ảnh: Trung Chánh

(TBKTSG Online) – ĐBSCL là vựa lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái của cả nước và được xem là tiềm năng rất lớn để phát triển ngành chế biến thực phẩm. Thế nhưng, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này không hề dễ dàng.

Trình bày tham luận tại hội nghị “Xúc tiến đầu tư nâng cao chuỗi giá trị thực phẩm vùng ĐBSCL” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào hôm nay, 12-12, ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ cho biết, khu vực ĐBSCL có nhiều tiềm năng có khả năng góp phần thúc đẩy phát triển ngành chế biến thực phẩm.

Theo ông Lam, đây là khu vực chiếm 20% dân số cả nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá; GDP bình quân đầu người năm 2017 ước đạt 2.700 đô la Mỹ, trong đó, riêng thành phố Cần Thơ đạt khoảng 3.500 đô la Mỹ. “Với những con số này có thể thấy đây là một thị trường có sức mua lớn trong tương lai”, ông cho biết.

Về xuất nhập khẩu, thì xuất khẩu của ĐBSCL bình quân hàng năm đạt khoảng 13-15 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, ba ngành chủ lực chính là lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái, những ngành nằm trong nhóm đạt kim ngạch trên tỉ đô và nhập chiếm khoảng 50% của xuất khẩu, tức đạt khoảng 6,5-7,5 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.

Ngoài ra, theo ông Lam, ĐBSCL còn được biết đến là trung sản xuất nông nghiệp cả nước khi chiếm trên 90% lượng gạo xuất khẩu; thủy sản đạt 3,5-4 triệu tấn/năm (tôm, cá tra…) và rau quả cũng có đóng góp rất cao vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. “Đây sẽ là một trong những lợi thế phát triển ngành thực phẩm chế biến của ĐBSCL trong tương lai”, ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nêu trên có phải dễ dàng khi các nhà đầu tư chỉ dành nhiều sự quan tâm đến những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh tốt và chỉ ở những khâu có giá trị cao nhất?

Tính đến hết 2016, cả vùng ĐBSCL có 35 dự án đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm (chế biến ở đây là tinh chế, có thể xuất khẩu dưới dạng sử dụng sau cùng, chứ không phải chế biến xuất khẩu thô) với tổng vốn đầu tư 550 triệu đô la.

Tại phiên thảo luận, ông Võ Sáng Xuân Vinh, Phó giám đốc Bluewave Finance cho biết, “khẩu vị” của nhà đầu tư khi đầu tư vào chuỗi thực phẩm, họ luôn quan tâm tới các doanh nghiệp có mô hình tài chính tốt, tức hoạt động kinh doanh hiệu quả và đặc biệt phải nằm trong những khâu có giá trị gia tăng cao nhất.

“Lĩnh vực chế biến thực phẩm ở ĐBSCL có nằm trong sự quan tâm của các nhà đầu tư?”, trả lời câu hỏi này của người điều phối phiên thảo luận, ông Vinh cho rằng, các nhà đầu tư quan tâm tới những doanh nghiệp chế biến, có thương hiệu và có khả năng xuất khẩu cũng như đưa vào hệ thống phân phối thị trường trong nước với một thương hiệu được chứng nhận bởi quốc tế. “Những doanh nghiệp có được những yếu tố đó, thì người ta (nhà đầu tư) sẽ khá  quan tâm”, ông nhấn mạnh.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới