Thứ Tư, 17/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Không thể tuỳ tiện tịch thu tài sản người dân

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Không thể tuỳ tiện tịch thu tài sản người dân

Hoàng Khang

Không thể tuỳ tiện tịch thu tài sản người dân
Kiểm tra nồng độ cồn với lái xe. ẢNh: TL.

(TBKTSG Online) – Nếu việc tịch thu xe máy, ô tô của người lái xe say rượu theo đề xuất của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia được xem là “có cơ sở pháp lý vững chắc” căn cứ theo Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì rất có thể một lúc nào đó, những tài sản giá trị khác như tàu bè, nhà cửa, đất đai, dinh thự, khách sạn-nhà hàng… cũng trở thành “đối tượng” của biện pháp xử phạt này.

Việc áp dụng biện pháp nặng tay – bao gồm cả việc tịch thu xe gắn máy nếu người lái cố tình đi vào đường cao tốc vốn chỉ dành cho ô tô – là nhằm chấn chỉnh tình trạng vi phạm giao thông ngày càng phổ biến và nghiêm trọng, và căn cứ theo điều khoản luật pháp nói trên.

Theo Điều 26 của luật này – ban hành ngày 20-6-2012 – thì việc “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.”

Một số ý kiến cho rằng việc tịch thu ô tô đối với lái xe say rượu cũng đã được thực hiện ở một số nước trên thế giới, và xem đó là tiền lệ để có thể áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc so sánh đơn thuần như thế là rất “khập khiễng” nếu không xem xét thấu đáo quy định luật pháp ở các nước cũng như điều kiện kinh tế-xã hội ở các nước đó.

Tuy nhiên, không thể tách riêng Điều 26 ra để làm cơ sở chính cho đề xuất của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia.

Theo Điều 21 của luật này quy định “Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng” thì các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; và đ) Trục xuất. Khoản 2 của điều này quy định rằng hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính, trong khi các hình thức xử phạt còn lại “có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.”

Rõ ràng, ý chí của những nhà làm luật cho thấy biện pháp cảnh cáo và phạt tiền là biện pháp xử phạt chính, và biện pháp xử phạt bổ sung (hay “có thể được quy định là biện pháp xử phạt chính”) không thể nặng tay hơn biện pháp chính được quy định trong luật.

Hơn nữa, ở khoản b Điều 24 quy định mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực, thì vi phạm hành chính đối với cá nhân trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ phải chịu mức phạt tối đa là 40 triệu đồng. Sẽ rất bất hợp lý nếu các tài sản của người dân như xe máy hay ô tô có giá hàng trăm triệu đồng hay thậm chí hàng tỉ đồng bị tịch thu vì những vi phạm hành chính.

Nếu cách hiểu và diễn giải luật như thế này được dễ dàng chấp thuận, thì rất có thể những tài sản khổng lồ khác như tàu bè, nhà cửa, đất đai, dinh thự, khách sạn-nhà hàng… cũng trở thành “đối tượng” của biện pháp xử phạt này. Biết đâu, việc tổ chức cờ bạc hay chứa mại dâm tại các khách sạn, tàu du lịch… khiến cho những tài sản này – là phương tiện vi phạm – trở thành đối tượng bị tịch thu theo Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Xem thêm:

Trước 31-3, sẽ biết có tịch thu xe của người say rượu hay không

Hành vi uống rượu lái xe nên coi là tội phạm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới