Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Kịch bản nào cho cuộc chiến giữa VFG, VFF và VPF?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Kịch bản nào cho cuộc chiến giữa VFG, VFF và VPF?

Nguyên Tấn

Kịch bản nào cho cuộc chiến giữa VFG, VFF và VPF?
Nhiều trận bóng đá giải Ngoại hạng Super League sôi động, trở thành thương quyền khai thác hấp dẫn

(TBKTSG Online)- Xung đột giữa VFF, VFG và VPF xung quanh bản quyền truyền hình bóng đá đang ồn ào lên mấy ngày nay qua, về bản chất cũng không thể nằm ngoài một vụ tranh chấp dân sự thông thường. Nếu xét dưới khía cạnh như vậy, thử xem kịch bản cho cuộc chiến pháp lý nói trên sẽ đi tới đâu?

Chủ thể liên quan trong vụ tranh chấp trên gồm Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Công ty CP Viễn thông và Truyền thông An Viên (AVG) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF).

Trong vụ tranh chấp, nổi lên ba mối quan hệ cơ bản cần giải quyết. Thứ nhất là quan hệ giữa VFF và AVG được điều chỉnh bởi một hợp đồng được các bên ký kết vào cuối năm 2010, trong đó VFF đồng ý chuyển giao cho AVG độc quyền khai thác thương mại bản quyền truyền hình các giải đấu V.League (nay là Ngoại hạng Super League), giải Hạng nhất quốc gia, cúp Quốc gia và Trận Siêu cúp quốc gia.

Thứ hai, quan hệ giữa AFF và VPF được điều chỉnh bởi một công văn và nghị quyết của VFF mà theo VPF là cho phép VPF được quyền “quản lý, tổ chức, điều hành và khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam gồm Ngoại hạng Super League, giải Hạng nhất quốc gia, cúp Quốc gia và Trận Siêu cúp quốc gia”.

Thứ ba, quan hệ giữa VPF và đài VTV được điều chỉnh bởi một công văn do VPF ban hành, trong đó cho phép hệ thống đài VTV được quyền tuyên truyền truyền hình trực tiếp và phát lại các trận bóng đá của các giải nêu trên.

Theo các chuyên gia pháp luật, ở quan hệ thứ nhất, nếu xét về tư cách thì VFF có đủ thẩm quyền để chuyển nhượng quyền độc quyền khai thác các giải bóng đá do mình tổ chức và là chủ sở hữu theo Điều 53 Luật Thể dục Thể thao và Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Thể dục Thể thao. Khi hợp đồng chưa kết thúc hay sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ theo thoả thuận hoặc tuyên bố của một bên thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực và các bên phải có nghĩa vụ tuân thủ.

Xét trên khía cạnh pháp luật sở hữu trí tuệ, theo LS Nguyễn Thành Long, Trưởng Chi nhánh Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh tại TP.HCM, quyền sở hữu các giải bóng đá thực chất là quyền tài sản của chủ đầu tư đối với cuộc biểu diễn-một hình thức của quyền liên quan đã được luật định.

Cuộc biểu biễn trong trường hợp này được hiểu là trận đá bóng và chủ đầu tư VFF được phép độc quyền thực hiện hoặc chuyển giao cho người khác thực các quyền như: sao chép, phát sóng… trận bóng đá theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan phải tuân theo Bộ luật Dân sự (BLDS).

Như vậy, với hợp đồng nói trên VFF phải có nghĩa vụ chuyển giao quyền độc quyền khai thác các giải bóng đá do mình là chủ sở hữu cho AVG. Hơn thế nữa, theo TS Lê Minh Hùng, Đại học Luật TPHCM, chính VFF phải thực hiện nghĩa vụ chuyển giao ấy hoặc uỷ quyền cho ai đó thực hiện, chứ không được quyền chuyển giao cho VPF hoặc bất cứ ai trừ phi có sự đồng ý của AVG.

Cơ sở của lập luận này là Điều 315 BLDS quy định: “Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý…”. Do đó, ở quan hệ thứ hai, việc VFF chuyển giao quyền khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cho VPF, như tuyên bố của VPF, trong khi hợp đồng giữa VFF với AVG vẫn còn hiệu lực và chưa có sự thoả thuận thay đổi nào khác là vi phạm.

LS Long cho rằng nếu các bên không hoà giải được với nhau thì AVG có quyền khởi kiện VFF để đòi bồi thường do bị vi phạm hợp đồng. Trong vụ án này, VPF có thể sẽ được tòa mời tham gia với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp toà chấp nhận yêu cầu khởi kiện và AVG được bồi thường thì quyền độc quyền khai thác các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam mới được “giải toả” và lúc đó VFF mới có quyền chuyển nhượng cho VPF và lúc đó VPF mới được quyền khai thác.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, quyền độc quyền khai thác các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam của VFF thực chất đã không còn kể từ khi VFF chuyển giao quyền tổ chức các giải bóng đá nói trên cho VPF. Vì theo quy định, lúc này VFF không còn là chủ sở hữu các giải bóng đá nữa.

Từ thời điểm nói trên, VPF đương nhiên trở thành chủ sở hữu các giải bóng đá do mình tổ chức. Bởi nếu “căn ke” theo Điều 53 Luật Thể dục Thể thao và Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP, thì có thể hiểu rằng ai tổ chức giải thì người đó chính là chủ sở hữu. Điều đó có nghĩa với tư cách là chủ sở hữu, VPF được quyền chuyển nhượng quyền khai thác các giải bóng đá do mình tổ chức cho VTV hay bất kỳ ai khác?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới