Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Kiến nghị kéo dài thí điểm cơ chế đặc thù cho TPHCM

T.H

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Chính phủ đề nghị kéo dài cơ chế đặc thù cho TPHCM đến hết năm 2023 thay vì hết năm nay, sau đó tổng kết và đề xuất một số cơ chế đặc thù vượt trội.

Các dự án thuộc nhóm A được TPHCM đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đã giúp hạ tầng giao thông của thành phố phát triển. Ảnh minh họa: Quỳnh Trần

Tại báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ đánh giá sau gần 5 năm TPHCM thực hiện cơ chế đặc thù, bên cạnh những kết quả ghi nhận trong phòng chống Covid, phát triển kinh tế, hầu hết chính sách về quản lý tài chính nhằm tăng nguồn thu như: cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nguồn thu từ đấu giá tài sản công… chưa được TPHCM tận dụng.

Những hiệu quả chưa như mong đợi sau thời gian thí điểm một số cơ chế đặc thù theo báo cáo của TPHCM gửi Chính phủ, do một số vấn đề vướng mắc thành phố vẫn phải hỏi ý kiến các bộ ngành, trong khi đó, bộ ngành lại yêu cầu thành phố xem xét theo quy định pháp luật chung mà không áp dụng cơ chế đặc thù như nghị quyết.

Tuy vậy, việc thí điểm một số cơ chế đặc thù trong gần 5 năm qua cũng giúp kinh tế TPHCM khởi sắc, trừ các năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng GRDP đạt 7,72%, cao hơn so với mức 7,22% của 5 năm trước đó.

Chính phủ đánh giá, nhờ cơ chế đặc thù, các dự án đầu tư nhóm A (dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, hạ tầng khu công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao…) được đẩy nhanh hơn so với việc phải trình trung ương thẩm định. Từ đó, giúp giải ngân nhanh vốn đầu tư công, sử dụng vốn hiệu quả và sớm đưa công trình dự án vào vận hành.

Sau khi đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan, Chính phủ kiến nghị cho phép TPHCM tiếp tục thực hiện thí điểm một số cơ chế đặc thù đến hết năm 2023, thay vì cuối năm nay và đưa nội dung này vào nghị quyết kỳ họp thứ 4 dự kiến khai mạc trong tháng 10.

Cùng đó, Chính phủ kiến nghị, sau khi TPHCM tổng kết thực hiện Nghị quyết 16/2012/NQ-BCT của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2020 và thực hiện Nghị quỵết số 54/2022/NQ-QH, sẽ báo cáo Bộ Chính trị cho phép thành phố thí điểm một số cơ chế đặc thù vượt trội. Việc này để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới của thành phố.

Nghị quyết 54/2022/NQ-QH được Quốc hội ban hành dựa trên đề xuất của TPHCM, theo đó trao một số quyền cho thành phố với 18 nội dung thuộc 5 lĩnh vực quản lý, gồm: đất đai; đầu tư; tài chính – ngân sách nhà nước; cơ chế uỷ quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, có hiệu lực từ 1-2018 đến hết 2022.

Theo baochinhphu.vn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới