Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Kinh doanh thực phẩm bớt bị “hành” về công bố sản phẩm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh doanh thực phẩm bớt bị “hành” về công bố sản phẩm

Lan Nhi

(TBKTSG Online) –  Mặt hàng sữa chua nhập khẩu về Việt Nam kể từ ngày 2-2-2018 sẽ không bị Bộ Y tế kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và Bộ Nộng nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) kiểm dịch như trước. Đó là nhờ hàng loạt những thay đổi về công bố chất lượng sản phẩm mà Nghị định 15/2018 quy định chi tiết một số điều về Luật vệ sinh an toàn thực phẩm cho phép.

Kinh doanh thực phẩm bớt bị “hành” về công bố sản phẩm
Các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nay đã được bãi bỏ hầu hết quy định về công bố sản phẩm- là những quy định bất hợp lý về thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Ảnh:TL

Nghị định 15 có hiệu lực từ ngày 2-2-2018 thay thế Nghị định 83 trước đó đã “cởi trói” cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, chuyển từ chế độ tiền kiểm sang hậu kiểm và bãi bỏ hàng loạt quy định về kiểm tra chuyên ngành chồng chéo, bất hợp lý theo quy định cũ.

Theo Nghị định 15, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Ngoại trừ ba nhóm phụ gia, thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi và thực phẩm bổ trợ. Ba nhóm mặt hàng sau là doanh nghiệp phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan quản lý trước khi lưu hành ra thị trường như quy định cũ.

Văn bản mới cũng cho phép các sản phẩm chỉ dùng để chế biến cho xuất khẩu hay tiêu thụ nội bộ được miễn luôn thủ tục công bố này.

Mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công và 14.300 tỉ đồng chi phí phục vụ công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại thời điểm thông quan hàng hóa song chỉ phát hiện được… 0,1% sai phạm.

Theo đánh giá của ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), quy định mới này đã giảm một gánh nặng cực lớn cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, tránh tình trạng phải xếp hàng để xin phép xác nhận công bố sản phẩm mất hàng tháng trời như trước đây, đồng thời bớt được chi phí kiểm tra chuyên ngành lớn không kém cho doanh nghiệp. Bởi thực tế các quy định kiểm tra chuyên ngành chồng chéo như trước vừa lãng phí, tốn kém lại không đem lại hiệu quả gì. Trong khi thực tế, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm là cần thiết.

Theo thống kê hồi tháng 8-2017 của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính tại 11 bộ, ngành của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn đầu, mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công và 14.300 tỉ đồng chi phí phục vụ công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại thời điểm thông quan hàng hóa song chỉ phát hiện được… 0,1% sai phạm.

Bộ trưởng Dũng chỉ ra, riêng hàng hóa liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm thì tỷ lệ kiểm tra là 19,1%, song tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành liên quan đến giấy phép nhập khẩu và yêu cầu tương tự lên đến 41,2%. Ví dụ như mặt hàng chocolate cần 13 loại giấy phép, trong đó 12 giấy phép nguyên liệu và 1 giấy phép công bố thành phẩm. Mặt hàng sữa chua nhập về phải qua Bộ NN& PTNN kiểm dịch, Bộ Y tế kiểm tra an toàn thực phẩm.

Nay, những thủ tục “hành” doanh nghiệp này đã dần được bãi bỏ, nhằm phấn đấu đưa tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành xuống còn mức 15%, so với mức 30-35% như hiện nay.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới