Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Kinh tế thế giới tới lúc “tái khởi động”! (It’s Time for a Reset)(II)

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế thế giới tới lúc “tái khởi động”! (It’s Time for a Reset)(II)

Lawrence H. Summers (*)

Kinh tế thế giới tới lúc “tái khởi động”! (It’s Time for a Reset)(II)
Giáo sư Lawrence H. Summers. Ảnh washingtonpost

II: Tái định hướng kinh tế toàn cầu

>>> Phần 1: Phản đối toàn cầu hóa

Chúng ta cần tái định hướng (redirect) cuộc đối thoại kinh tế toàn cầu vào hướng thúc đẩy “chủ nghĩa dân tộc có trách nhiệm” (“responsible nationalism”) hơn là vào hội nhập quốc tế chỉ vì hội nhập (international integration for its own sake).

Để tạo điều kiện cho cộng đồng quốc tế tham gia vào cuộc đối thoại này, sự hợp tác toàn cầu là then chốt, với trọng tâm là ngoại giao kinh tế về những biện pháp gia tăng phạm vi các chính sách mà các chính phủ có thể theo đuổi để hỗ trợ cho người lao động tầng lớp trung lưu trong nước. (To enable the international community to engage in this dialogue, global cooperation is key, with the focus of economic diplomacy on measures that increase the range of policies that governments can pursue to support middle-class workers domestically.)

Khi các nước Đồng minh gặp nhau ở Bretton Woods năm 1944 để đàm phán những luật lệ và thủ tục của một hệ thống tiền tệ quốc tế mới, nhà kinh tế học John Maynard Keynes nhận ra rằng nền kinh tế toàn cầu có một thành kiến có tính hệ thống: nếu như các nước vay mượn nợ quá nhiều bị buộc phải cắt giảm chi tiêu thì tăng trưởng sẽ suy giảm, trong khi các nước có thặng dư lớn sẽ không phải chịu áp lực nào cả.

Trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục diễn ra ở Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản thì tốc độ tăng trưởng (economic growth rates) hiện nay được xem là thấp đến mức không chấp nhận được. Ở cả ba nền kinh tế này, lạm phát (inflation) kéo dài dưới mức mục tiêu 2% mà các ngân hàng trung ương đặt ra và các chỉ số thị trường cho thấy, lạm phát sẽ tiếp tục thấp như vậy trong cả thập niên sắp tới. (In these three economies, inflation remained below the 2 percent target that central banks aim for, and market indicators suggest that it might well remain so for the next decade). Và phần lớn các mức lãi suất (interest rates) cũng tiếp tục xu hướng đi xuống, phản ánh kỳ vọng lạm phát đang giảm và mức độ cao về tiết kiệm so với đầu tư. (And most interest rates continued their downward trend, reflecting the diminished inflation expectations and a high level of saving relative to investment.)

Những điều đó và các số liệu thống kê khác chỉ ra rằng Hoa Kỳ và châu Âu chỉ còn cách tình trạng bị mắc vào cái bẫy thiểu phát (deflationary trap) một cú sốc suy thoái mà thôi (the United States and Europe are just one recessionary shock away from being caught in a deflationary trap). Nhật Bản đã mắc vào cái bẫy này trong hơn một thập niên qua, với kỳ vọng việc giảm giá hàng hóa sẽ khuyến khích người tiêu dùng trì hoãn việc chi tiêu và tiết kiệm tiền bạc. Bảo đảm một áp lực thích hợp để kích thích nhu cầu tiêu thụ phải là một ưu tiên của các nền kinh tế Nhóm G-20 nhằm đề phòng thiểu phát (Assuring adequate pressure for stimulus needs to become a priority for the Group of 20, to precaution against deflation).

Cho dù có những số liệu về hàng trăm tỉ đô la Mỹ bị mất đi hằng năm vì tình trạng trốn thuế, lợi ích thu được từ nỗ lực toàn cầu ngăn chặn tình trạng trốn thuế áp vào thu nhập tài chính ít ra cũng ngang bằng với lợi ích thu nhận từ những hiệp định thương mại gây nhiều tranh cãi. Những biện pháp như vậy cần phải được triển khai nhiều hơn để hỗ trợ nhiều hơn cho tầng lớp trung lưu. (Given figures on the hundreds of billions of dollars lost annually because of tax sheltering, the gains from a global effort to prevent capital income from escaping taxation are at least comparable to those from highly controversial trade agreements. And such measures would make possible more support for the middle class.)

Trong những năm gần đây chúng ta đã bắt đầu chạy đua xuống đáy (a race to the bottom) trong những lĩnh vực như tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường và yêu cầu vốn tối thiểu của ngân hàng. Các doanh nghiệp né tránh các luật lệ chặt chẽ bằng cách di chuyển đi nơi khác, ngăn cản các kỳ vọng của quốc gia trong việc cải thiện các khu vực này. Phương thuốc chữa trị là cuộc đối thoại quốc tế nhắm tới thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu toàn cần và hài hòa những giải pháp (The remedy is international dialogue directed at establishing global minimum standards, harmonizing approaches.)

Cuối cùng, các hàng rào, những bức tường và rào cản không phải là giải pháp hữu hiệu để chống lại dòng chảy không mong muốn của con người. Giải pháp bền vững duy nhất đối với cơn lũ người tị nạn chưa từng có trước đây sẽ đến từ việc tạo ra những điều kiện khuyến khích con người làm những gì mà họ yêu thích nhất: ở nhà. Lợi ích toàn cầu từ việc hỗ trợ các quốc gia nguồn thì lớn hơn rất nhiều so với lợi ích thu được ở bất cứ quốc gia nào hạn chế sự hỗ trợ người tị nạn, chỉ hỗ trợ những người đã có mặt trong biên giới của họ. (Finally, fences, walls and barriers are not an effective approach to resisting undesired flows of people. The only enduring solution to the unprecedented flood of refugees will come from creating conditions that enable people to do what they most prefer — stay at home. The global gain from supporting source countries is much greater than the gain to any one nation from limiting support solely to the refugees within its borders.)

Những biến cố của năm 2016 sẽ được nhớ tới hoặc như là một điểm mốc nơi chúng ta bắt đầu quay lưng với toàn cầu hóa, hoặc như một điểm mốc mà ở đó những chiến lược toàn cầu hóa bắt đầu được tái định hướng khỏi giới tinh hoa và hướng tới lợi ích của công chúng. Vì chúng ta phải đưa ra lựa chọn trong vài năm tới, cái giá được mất là rất cao. (The events of 2016 will be remembered either as a point at which we began to turn away from globalization or the one at which the strategies of globalization began to be reoriented away from elite and toward mass interests. As we make our choices over the next few years, the stakes are very high.)

(*) Giáo sư Lawrence H. Summers là Chủ tịch danh dự (president emeritus) của Đại học Harvard. Ông từng giữ vị trí nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới từ năm 1991 đến 1993; là Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ từ năm 1999 đến 2001 và là Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Hoa Kỳ năm 2009-2010. Bài viết dưới đây của ông nằm trong loạt bài “Bước ngoặt” (Turning Points) trên báo The New York Times, nhìn lại thế giới năm 2016 và triển vọng năm 2017, lược dịch để bạn đọc tham khảo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới