Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Kinh tế Việt Nam liệu có suy thoái?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Việt Nam liệu có suy thoái?

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Tại hội thảo mới đây về chủ đề Kinh tế Việt Nam “Suy thoái hay hưng thịnh”, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, cho biết kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều điểm sáng nhưng tăng trưởng kinh tế trong năm sau sẽ rất khó khăn.

Ước tính của Công ty chứng khoán Rồng Việt cho thấy ước quy mô GDP Việt nam sau 9 tháng đầu năm khoảng 265 tỉ đô la, đạt 81% kế hoạch đặt ra.

Báo cáo của Thủ tướng tình bày trước Quốc hội mới đây ước tốc độ tăng GDP năm 2019 ước đạt trên 6,8%, cho dù tăng trưởng GDP quí 3 vừa qua đạt mức kỷ lục trong vòng một thập kỷ, lên đến 7,31%. “Tăng trưởng còn lại của năm sẽ phụ thuộc vào sự giải ngân dòng vốn FDI”, ông Thành nhận định.

Kinh tế Việt Nam liệu có suy thoái?
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới giảm tốc. Ảnh: V.D.

Trong năm sau, Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP cũng chỉ đạt khoảng 6,8%, trong khi nhiều tổ chức đưa ra các dự báo cũng nằm trong khoảng 6,9-7,08%. Điều này cũng cho thấy phần nào các khó khăn được dự báo trong năm sau, ông Thành nhận định. “Việt Nam vẫn là điểm sáng về kinh tế nhưng đạt được mốc tăng trưởng 7% là cực khó”, ông Thành nhận định.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tháng 9 giảm về mức 50,5 điểm. Theo đó, số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm lại vào cuối quí 3. Trong đó đặc biệt là số đơn đặt hàng trong lĩnh vực dệt may cũng giảm.

Trong khi đó, báo cáo cập nhật vĩ mô của Công ty chứng khoán SSI trong 10 tháng đầu năm cho thấy nhiều ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã tăng trưởng chậm lại, dù chỉ số công nghiệp chế biến chế tạo được duy trì đi ngang nhờ sự cải thiện của công nghiệp điện tử.

Đáng chú ý, xuất khẩu trong tháng 10 đã giảm 0,8% so với cùng kỳ, là tháng đầu tiên trong 8 tháng xuất khẩu giảm. Trong đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI giảm 5,5%, cũng là tháng đầu tiên trong 8 tháng tăng trưởng âm.

Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, rau quả, thủy sản đều giảm, đáng chú ý nhất là thủy sản giảm 13%, là mức giảm sâu nhất 48 tháng. Còn xuất khẩu Dệt may lại tăng rất thấp (chỉ tăng 0,9% trong khi cùng kỳ tăng 22, 67%.

“Tăng trưởng toàn cầu chậm lại đang là rủi ro hàng đầu cho xuất khẩu hàng hóa Việt nam và số liệu hàng tháng đang cho thấy tác động ngày một rõ ràng của rủi ro này. Dự báo năm 2020 tăng trưởng toàn cầu tiếp tục thấp và vì vậy xuất khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế Việt nam sẽ còn nhiều thách thức”, công ty chứng khoán SSI nhận định.

Diễn biến tăng trưởng Việt Nam hiện nay phụ thuộc lớn vào kinh tế thế giới, vậy nên cũng bị ảnh hưởng đáng kể khi thế giới giảm tốc tăng trưởng.

Theo ông Thành, nhiều tổ chức đã dự báo kinh tế thế giới trong thời gian tới tiếp tục giảm tốc, khoảng thời gian cụ thể là vào khoảng cuối năm 2020 và đầu 2021. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này, nếu có cũng không “nặng” như khủng hoảng tài chính năm 2008. Thực tế cho thấy số liệu cho thấy một vài quốc gia đang có tín hiệu suy thoải, theo định nghĩa kinh tế tăng trưởng âm trong vài quí liên tiếp.

Nhìn về trung hạn, ông Thành cũng nhấn mạnh thêm rủi ro của nền kinh tế Việt Nam không đến từ các chỉ số kinh tế cơ bản như lạm phát, tỉ giá, hay các khoản nợ xấu ngân hàng mà các giải pháp phải căn cơ hơn, bao gồm ổn định về kinh tế, các bức xúc trong xã hội và cải cách bộ máy.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới