Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 10-2023: Để cung cấp ‘nhà ở giá hợp lý’

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Thị trường bất động sản trong nước đang gặp khó khăn nên các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước can thiệp vào thị trường tín dụng để hỗ trợ nguồn vốn và kích thích nhu cầu về nhà ở. Mặt khác, “nhà ở cho mọi người” là một chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Tổ chức Định cư con người Liên hiệp quốc (UN Habitat).

Theo các tác giả Trần Hùng Sơn và Huỳnh Thị Ngọc Lý của bài viết tựa đề Nhà ở giá hợp lý nhìn từ chi phí trên KTSG bản in phát hành sáng mai (9-3), việc cung cấp nhà ở giá hợp lý và có chất lượng có thể giúp các quốc gia đạt được một số mục tiêu chính sách kinh tế – xã hội. Nhìn vào thị trường trong nước, các tác giả cho rằng việc cắt giảm chi phí đất đai, chi phí liên quan đến thủ tục là những vấn đề trọng tâm của chính sách phát triển nhà ở giá hợp lý.

Ở bài viết Tài chính nhà ở, các tác giả Jonathan Pincus và Huỳnh Thế Du lưu ý những chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị trường bất động sản không nên chỉ giải quyết các vấn đề trước mắt, mà cần giúp tăng nguồn vốn dài hạn cho mục tiêu xây dựng những ngôi nhà hiện đại và an toàn của một quốc gia đang ở mức thu nhập trung bình và đặt mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045.

Hồi tuần trước, một thông tin đáng chú ý là Bộ Kế hoạch và Đầu tư bác đề xuất thử nghiệm đánh thuế căn nhà thứ hai của TPHCM. Lý do được đưa ra là không đảm bảo công bằng và tính khả thi. Theo Huỳnh Thế Du trong bài Thuế bất động sản nhìn từ ba vùng chính sách, đây là lý do hợp lý nếu nhìn thuần túy ở khía cạnh thuế khóa.

Các đề tài kinh tế – xã hội khác trên cùng số báo:

Đừng “tận thu” thuế thu nhập cá nhân (Tuệ Lâm): Việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành nên theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, và là việc cấp bách – không thể đợi đến năm 2026 như dự tính.

Tập tính của người dân và chính sách an sinh (Nguyễn Minh Thanh): Số người từ nông thôn di cư đến các thành phố tăng lên đáng kể qua những năm gần đây. Nhưng họ sống và làm việc ở đô thị không đồng nghĩa với việc họ tiếp nhận hoàn toàn các định chế công nghiệp hiện đại cũng như lối sống và tính toán của cư dân đô thị.

Vấn đề khó của cơ quan bảo hiểm (An Nhiên): Nếu người lao động có thể dễ dàng tiếp cận với tín dụng vi mô an toàn và thuận lợi, liệu rút bảo hiểm xã hội một lần có là lựa chọn của họ không?

Chứng khoán tuần qua: VN-Index chưa thoát diễn biến ảm đạm! (Thanh Thủy).

Doanh nghiệp “thắt chặt dây an toàn” trong năm 2023! (Linh Trang): Việc hầu hết doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 ở mức kém tích cực hơn so với năm 2022 là điều dễ hiểu, xét trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước đang phải đối mặt nhiều thách thức giữa lúc sức ép từ bên ngoài cũng không nhỏ.

Sôi động tay chơi trên thị trường tài chính tiêu dùng (Thụy Lê): Việc ngân hàng thoái vốn khỏi các công ty tài chính tiêu dùng không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn mà còn nhằm tập trung vào những mảng kinh doanh cốt lõi, hạn chế giẫm chân nhau… Và phải chăng tiềm năng phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng đã không còn hấp dẫn?

Chứng khoán – thêm nỗi lo mới? (Triêu Dương): Không ít nhà đầu tư lo ngại sẽ còn nhiều doanh nghiệp bị thanh tra về các đợt cổ phần hóa hay thoái vốn nhà nước giai đoạn trước. Điều này gây áp lực lên thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn dễ tổn thương.

Chuyện bán chéo sản phẩm bảo hiểm của các ngân hàng thương mại (Lê Hoài Ân – Trần Ngọc Lan Vy): Chỉ tiêu bán bảo hiểm trở thành nỗi ám ảnh đối với nhân viên ngân hàng khi rất khó bán nếu không có những hỗ trợ từ các chính sách khuyến khích của ngân hàng.

Xuất khẩu vượt khó và tính chuyện đường dài (Hoàng Hạnh): Nhiều khả năng lĩnh vực xuất khẩu sẽ tiếp tục đối mặt những thử thách. Muốn đi đường dài, thực lực càng phải mạnh mẽ.

Bàn về những thay đổi trong quy định về giải quyết tranh chấp đất đai (TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân): Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có một số thay đổi về giải quyết tranh chấp đất đai. Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về tòa án, không còn thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tranh cãi trật chìa về ốc vít (mục Ý kiến): Thay vì tranh cãi về việc doanh nghiệp trong nước đã làm được con ốc vít hay chưa, hãy xem chúng ta làm được gì để có thể tham gia ngày càng sâu hơn vào các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thế giới.

Doanh nghiệp nội gian nan tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng ngoại… (Quốc Hùng): Trên con đường gian nan tìm kiếm suất trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ cần Nhà nước xem xét điều chỉnh các bất cập về chính sách, đặc biệt là thuế.

Điều khoản chống tình trạng bế tắc trong điều lệ công ty, nhìn từ vụ án Bay Water (LS. Nguyễn Văn Phúc – LS. Nguyễn Nhật Dương): Những tình huống không thống nhất trong quản lý, điều hành giữa các đối tác liên doanh có thể dẫn đến việc công ty liên doanh không thể thông qua các quyết định quan trọng. Do vậy, khi thành lập công ty, các bên liên doanh cần thỏa thuận các hướng giải quyết bế tắc và đưa vào điều lệ công ty.

Tận dụng mâu thuẫn – góc nhìn từ quản lý kinh tế, kinh doanh (Phan Đình Mạnh): Trong quản lý kinh doanh và kinh tế, mâu thuẫn đôi lúc lại mang lại những cơ hội cho sự phát triển.

Hướng đi nào để nâng cao giá trị hạt cà phê? (Hùng Lê): Giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa cao do chủ yếu xuất thô. Vẫn còn một không gian mênh mông để tạo giá trị cho cà phê Việt, từ sản xuất sạch đến chế biến sâu, xây dựng thương hiệu…

Trái cây không còn là chuyện trồng chơi ăn thiệt (Nguyễn Quang Bình): Từ thành công của việc trồng xen cây ăn trái với cây công nghiệp, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông định hình một thế mạnh mới, đưa cây ăn trái trở thành nhóm cây trồng chủ lực.

Làm nông dân có tâm nơi xứ người (Trần Duy Thành): Khi đi lao động ở xứ người, mỗi người nên giữ hình ảnh là người “nông dân đẹp”, làm việc có quy củ, không bày trò thủ đoạn, gian manh, không phân biệt, kỳ thị xuất thân, không “trông mặt mà bắt hình dong”…

Khai thác khoáng sản: không thể bỏ qua “bài học cây keo” (Mục Nhĩ): Việc khai thác khoáng sản ở Tân Rai (Lâm Đồng) cần cân nhắc cẩn thận hơn về diện tích đất màu mỡ hay rừng tự nhiên, vì đã có những tiền lệ không tốt.

Đừng để “cỏ” trói chân “đại bàng” (Song Nghi): Cuộc chạy đua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đang nóng lên trong bối cảnh công cụ ưu đãi thuế sắp mất tác dụng do Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới.

Ba thay đổi gây áp lực chuyển đổi hệ thống giáo dục (Trần Hương Giang): Cần đánh giá lại bối cảnh mới của thị trường lao động nhằm định hướng đào tạo phù hợp. Sự chần chừ chuyển đổi có thể khiến Việt Nam phải hy sinh một thế hệ người lao động lỗi thời với thị trường.

Sổ hộ khẩu điện tử là giải pháp (Nguyễn Vũ): Thay cho cuốn sổ hộ khẩu bằng giấy, cần thực hiện một loại sổ hộ khẩu điện tử mà công dân có thể truy cập dễ dàng để sử dụng khi cần.

Khi màu sắc là… tài sản trí tuệ! (Lê Thiên Hương): Câu chuyện về màu sắc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng đầy… “màu sắc”. Làm thế nào để sở hữu màu sắc?

Luật sáng chế và trí tuệ nhân tạo – hành trình bắt đầu bằng những câu hỏi (Lê Vũ Vân Anh – Đoàn Hồng Quân): Sự xuất hiện của hệ thống AI mới mang tên ChatGPT đẩy mạnh những cuộc tranh luận về pháp lý quyền sở hữu trí tuệ mà trọng tâm xoay quanh chuyện ai là tác giả/nhà sáng chế. Dưới góc độ thực tiễn pháp luật, những tranh cãi này đã được giải quyết thông qua các cơ quan sở hữu trí tuệ và tòa án quốc gia của một số nước.

Trong thời đại AI, hãy trở nên “con người” hơn (David Brooks): Nhiều người nhận thấy nghệ thuật hoặc văn xuôi do AI tạo ra nhạt nhẽo và mơ hồ. Nó không bắt nguồn từ trí tưởng tượng của con người, sự giác ngộ, nỗi lo lắng và niềm vui, là những nền tảng cho bất kỳ công trình sáng tạo sâu sắc nào của con người.

Từ trí thông minh tới… trí thông minh nhân tạo (Thiên Kim): Trước đây, trí thông minh được coi là đặc tính riêng của con người. Nhưng giờ đây, ai cũng phải thừa nhận rằng máy móc cũng có thể… thông minh.

Khó khăn về chuỗi cung ứng hạ nhiệt (Ngọc Thanh): Một số nhà bán lẻ và nhà sản xuất hy vọng chuỗi cung ứng sẽ ít bị gián đoạn hơn và giá cước vận chuyển cũng thấp hơn trong năm nay.

Các ngân hàng trung ương lo khi kinh tế tốt hơn dự kiến (Lạc Diệp): Những dấu hiệu đáng ngạc nhiên về sự bền bỉ của các nền kinh tế, từ Mỹ, châu Âu cho tới Trung Quốc, đang khiến cuộc chiến chống lạm phát của các ngân hàng trung ương trở nên phức tạp hơn.

Đà phục hồi của Trung Quốc còn tùy thuộc hầu bao của người dân! (Song Thanh): Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 khoảng 5%, trong đó, chi tiêu tiêu dùng được coi là yếu tố quan trọng.

Mỹ cũng găp vấn đề về kết nối điện gió và mặt trời (Nguyễn Vũ): Mỹ cũng gặp nút thắt cổ chai ở khâu truyền tải điện. Nếu không giải quyết được nút thắt này, mục tiêu giảm khí phát thải để ngăn ngừa biến đổi khí hậu sẽ khó lòng đạt được.

Các ghi chép tản mạn Nhớ người (Phú Thành), Tìm nơi an trú (Vũ Thị Huyền Trang).

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới