Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 11-2022: Ảnh hưởng của cuộc chiến Nga-Ukraine

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) –  Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine tác động mạnh đến cục diện chính trị thế giới. Một loạt biện pháp cấm vận cùng lúc trong nhiều lĩnh vực và chặt chẽ nhất từ trước tới nay mà Mỹ, châu Âu và một số nước khác ban hành để trừng phạt Nga đã gây xáo trộn lớn trên thị trường tài chính, dầu khí và ngũ cốc thế giới, làm tăng lạm phát, giảm tăng trưởng kinh tế.

Trong bài tựa đề Ảnh hưởng của cuộc chiến Nga – Ukraine đến kinh tế thế giới và Việt Nam trên KTSG bản in phát hành sáng mai (17-3), tác giả Trần Quốc Hùng dẫn nguồn Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội quốc gia Anh, cho biết cuộc chiến này sẽ làm GDP toàn cầu giảm ít nhất 1%, và tăng lạm phát thêm 3% trong năm nay. “Nếu phương Tây cấm vận toàn bộ việc xuất khẩu dầu khí của Nga, tác động tiêu cực sẽ còn lớn hơn nhiều”, tác giả viết.

Ở bài Nhập khẩu từ Nga tuy nhỏ nhưng lại là mối lo lớn của Nguyễn Duy Nghĩa, để đáp trả lệnh trừng phạt từ phương Tây, Nga cấm xuất khẩu lúa mì, kim loại, nguyên liệu thô… Theo tác giả, tuy nhập khẩu từ ba nước Nga, Ukraine và Belarus không nhiều nhưng lại rơi vào những mặt hàng chiến lược, sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam.

Còn theo Hoàng Minh, tác giả bài viết Đo lường mức độ khủng hoảng, quyết định của các nhà đầu tư, doanh nghiệp chịu tác động không nhỏ bởi thông tin mà họ tiếp cận. Vấn đề là thông tin lại rất dễ bị “nhiễu”.

Các đề tài xã hội, kinh tế trong nước và thế giới trên cùng số báo:

Giảm gánh nặng cho dân và doanh nghiệp không nên “đủng đỉnh”! (Bùi Trinh): Trong khi các bộ có trách nhiệm còn mải nghiên cứu, nâng lên đặt xuống phương án điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu, thì giá xăng dầu đã đạt đỉnh mới vào ngày 11-3.

Tránh bớt “cơn bão cytokine giá xăng” cho người nghèo! (Quỳnh Thư): Trong bối cảnh dịch Covid và chiến tranh Nga-Ukraine, người nghèo chỉ có thể trông chờ vào chính sách điều chỉnh giá của Chính phủ để phần nào giảm nhẹ tác động của bão giá xăng đang tấn công họ.

Giữa tâm “bão giá” (Quốc Hùng): Doanh nghiệp đang rất đau đầu tìm lối ra giữa bão giá nguyên vật liệu và phí vận tải do giá xăng dầu liên tục tăng, lập đỉnh mới…

Thuế bất động sản: cần đặt đúng mục tiêu (Hồ Quốc Tuấn): Mục tiêu chủ yếu của thuế bất động sản là tạo nguồn thu cho chính quyền để giảm chênh lệch giàu nghèo và xây dựng nguồn cung nhà ở cho người thu nhập thấp. Chặn được đầu cơ nhà hay không chỉ là mục tiêu phụ.

Nhà ở giá hợp lý là giá nào? (Trần Hùng Sơn): Theo Cox và Pavletich (2017) nhà ở giá hợp lý là khi tỷ lệ chi tiêu cho nhà ở không vượt quá 30% tổng thu nhập của hộ gia đình.

Làng quê trở “sốt” (Nguyễn An Nam): Người nông dân quanh năm nhem nhuốc với đồng áng, mùa được mùa mất, bỗng “rũ bùn đứng dậy” và bị cuốn vào khát vọng đổi đời từ những cơn sốt đất. Rồi họ đứng trước mối lo âu khác: của cải đến quá nhanh thì cũng đi rất lẹ.

Nộp hết ngay hay trả lâu dài? (mục Ý kiến): Thu tiền sử dụng đất lâu dài cũng là một dạng đấu giá dự án nhưng trách nhiệm hoàn toàn do nhà đầu tư gánh chịu. Vai trò của nhà tổ chức ở đây là chọn nhà đầu tư có dự án tốt để hỗ trợ chứ không đơn thuần chọn nhà đầu tư trả giá cao nhất.

Thời mua gì cũng thắng có thể sắp kết thúc (Thanh Thủy): Hiện trên thị trường chứng khoán chỉ có nhóm cổ phiếu nguyên, nhiên vật liệu là được hưởng lợi, điển hình là dầu khí, phân bón, sắt thép, than…; còn nhóm cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng, bất động sản lại diễn biến khá tiêu cực.

Triển vọng lạc quan cho cổ phiếu ngành du lịch (Đăng Linh): Việc mở cửa hoàn toàn du lịch và đưa khách Việt Nam đi nước ngoài là thông tin đáng chú ý nhất cho các cổ phiếu ngành du lịch trong thời gian qua.

Cẩn trọng với vàng trong mọi kịch bản (Hương Lan): Cần thận trọng với giá vàng, đặc biệt trong bối cảnh giá vàng trong nước đang ở mức rất cao so với giá vàng thế giới, và nền tảng vĩ mô Việt Nam lại tương đối ổn định so với thế giới.

Giá vàng nhảy múa – chỉ báo cho những bất ổn? (Thụy Lê): Việc giá vàng SJC luôn duy trì ở mức cao vượt trội so với giá thế giới quy đổi, cũng như thường tăng nhanh hơn và giảm chậm hơn, phản ánh sự mất cân bằng cung cầu do các chính sách hạn chế nhập khẩu vàng.

SME: Hãy bắt đầu từ những mục tiêu “nhỏ” (Song Nghi): Chuyển đổi số luôn là bài toán khó đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ – nơi nguồn lực tài chính lẫn nhân sự đều ở mức trung bình. Việc thiếu những mục tiêu bị xem là “nhỏ” và sử dụng công cụ một cách máy móc là những nguyên nhân chính khiến ứng dụng chuyển đổi số chưa đạt kết quả như mong muốn.

Phương thức thanh toán nhờ thu: rủi ro khó lường (TS. Võ Duy Nghi): Việc các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu 100 container hạt điều sang Ý, trị giá hàng ngàn tỉ đồng, sau đó nghi bị lừa đảo, gây rúng động cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong những ngày qua…

Giao kết hợp đồng lao động làm việc bán thời gian (Đỗ Thục Đoan Nghi – Lê Thị Hoa): Bản chất quan hệ giữa người lao động làm việc bán thời gian với người sử dụng lao động là quan hệ lao động được ràng buộc bởi pháp luật về lao động. Pháp luật quy định các bên phải giao kết hợp đồng lao động làm việc bán thời gian trong mọi hoàn cảnh.

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân: Cần hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống (Vũ Kim Hạnh Dung – Trần Quốc Đạt): Với sự thay đổi đáng kể của đời sống kinh tế – xã hội, việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân cần hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động.

Một hệ thống hiệu quả bảo vệ trẻ em: bao giờ? (Đoàn Khắc Xuyên): Sau cái chết đau lòng của bé V.A., bà Rana Flowers – trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam – cho rằng Việt Nam cần có một hệ thống bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em hiệu quả hơn, nhưng đến bao giờ?

“Trò chơi may rủi” khi đi du lịch Thái Lan thời dịch (Hồ Nguyên Thảo): Nhiều du khách Việt Nam gặp những chuyện dở khóc dở cười khi có kết quả PCR dương tính với Covid-19 sau khi đã nhập cảnh Thái Lan. Có người phải móc tiền túi trả vài chục triệu đến gần trăm triệu đồng chi phí điều trị.

Ô tô điện, một giải pháp hoàn hảo? (TS. Khương Quang Đồng): Dù ô tô điện được xem là sạch hơn, nhưng quá trình sản xuất điện, khai thác và chế biến các nguyên liệu, chế tạo các thiết bị… để làm ra ô tô điện bình vẫn gây ô nhiễm và biến đổi khí hậu.

Hồi hộp chờ “sóng thần” cước tàu biển (Ngọc Thanh): Các nhà khai thác tàu container bắt đầu thương lượng giá hợp đồng vận chuyển hàng hóa cao kỷ lục. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách các nhà nhập khẩu định giá hàng hóa của họ.

UEA – “nơi trú ẩn” an toàn của giới nhà giàu Nga (Lạc Diệp): Trong khi hàng loạt quốc gia phương Tây siết chặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga thì Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) đang trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà tài phiệt Nga.

Các tập đoàn châu Á trước lựa chọn đi hay ở lại Nga (Ricky Hồ): Ngay từ đầu, các doanh nghiệp châu Á đã ít lên tiếng chỉ trích cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, và một số công ty đã cắt giảm hoạt động tại Nga nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt.

Các biện pháp trừng phạt Nga giáng đòn mạnh vào nỗ lực toàn cầu hóa (Song Thanh): Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga báo hiệu sự quay trở lại của các khối thương mại biệt lập như trong quá khứ.

Xóa quy chế tối huệ quốc là gì? (Thư Kỳ): Mỹ, Canada, Nhật và một số nước châu Âu tuyên bố sẽ hủy bỏ quy chế tối huệ quốc trong thương mại với Nga. Điều này trong thực tế có nghĩa là gì, sẽ ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước đó như thế nào?

Nhà đầu tư huyền thoại mới (Nguyễn Vũ): Nếu như trước đây, Warren Buffett được mệnh danh là nhà đầu tư huyền thoại, rót tiền vào đâu là trúng ở đó, thì nay danh hiệu này được gán cho một phụ nữ: Cathie Wood. Vấn đề là bà sẽ duy trì danh hiệu này được bao lâu.

Canh bạc tăng giá (Thư Kỳ): Sàn giao dịch kim loại London buộc phải ngưng giao dịch nickel vào hôm 8-3 bởi giá kim loại này tăng quá nhanh quá mạnh, đến 250% chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Chiến tranh và hòa bình (Trần Thanh Tâm): Một khát vọng hòa bình trong cuộc chiến Nga-Ukraine đối chiếu với vài ý tưởng từ tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của đại văn hào Nga – Lev Tolstoy.

Những giấc mơ hoa (Lê Phú Cường): Ai bảo dân thị thành chẳng có những giấc mơ hoa? Mơ ước về một thành phố đầy hoa, tôi luôn ấp ủ cho thành phố mình đang sống.

Tản văn Hà Nội mùa hoa sưa của Nhữ Thị Mỹ Hiên.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới